Trang Chủ :: Chơi và học :: Dạy trẻ chơi giả vờ
1. Giới thiệu chung

Giới thiệu:

Chơi là nền tảng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Chúng ta có thể cải thiện vận động, nhận thức và thậm chí cả kỹ năng tương tác xã hội khi dạy trẻ biết cách chơi. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc dạy trẻ những kỹ năng chơi cơ bản. Cha mẹ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường để khuyến khích trẻ chơi bằng cách chọn đồ chơi thích hợp cho trẻ và giới thiệu cho trẻ nhiều hoạt động chơi phong phú. Cha mẹ có thể làm mẫu các cách chơi khác nhau cho trẻ để đảm bảo rằng trẻ học được thông qua chơi.

Cha mẹ phải đảm bảo sẽ chơi cùng với trẻ và các hoạt động chơi có những đặc điểm sau:

- Hoạt động chơi là tự nguyện;

- Chơi tạo động lực cho trẻ, khiến trẻ vui vẻ và thấy thoải mái;

- Không giới hạn thời gian chơi;

- Chơi có thể không cần có mục đích;

- Chơi có thể ngẫu hứng và thay đổi;

- Trẻ có mong muốn được chơi tiếp,

Giới thiệu về các mức độ chơi ở trẻ:

Đầu tiên, cha mẹ phải xác định khả năng chơi của trẻ và xác định xem trẻ đã đủ khả năng chơi đồ chơi mới chưa. Trẻ em (bình thường) sẽ đạt được các cấp độ chơi khác nhau một cách tự nhiên, nhưng một số trẻ tự kỷ có thể “dừng lại" trong những giai đoạn đầu phát triển cấp độ chơi. Sau đây là các mức độ chơi khác nhau về mặt xã hội và nhận thức:

Mức độ chơi về mặt xã hội:

- Chơi không có chủ đích (giai đoạn từ lúc sinh đến 3 tháng tuổi): Trẻ không tham gia vào trò chơi mà thường ở một chỗ và quan sát môi trường xung quanh trẻ.

- Chơi (độc lập) một mình (giai đoạn trẻ từ 3 đến 18 tháng): Trẻ thường chơi một mình và không quan tâm đến các trẻ khác. Trẻ chỉ tập trung vào một hoạt động của bản thân mình.

- Chơi quan sát (có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường là ở giai đoạn trẻ mới biết đi): Trẻ thích xem những trẻ khác chơi nhưng không tham gia vào những trò chơi này.

- Chơi song song (giai đoạn trẻ từ 18 tháng đến 2 tuổi): Đây thường là giai đoạn mà trẻ đã sẵn sàng cùng tham gia chơi đồ chơi. Mức độ chơi này là khi trẻ chơi đồ chơi tương tự trẻ khác. Trẻ có thể không tương tác với các trẻ khác nhưng chơi cạnh bên nhau và có thể bắt chước các hành động của nhau.

- Chơi kết hợp (giai đoạn trẻ 3 đến 4 tuổi): Đây là giai đoạn trẻ chơi với trẻ khác vì chúng thích chơi với nhau, nhưng chúng không tham gia vào các hoạt động có tổ chức. Chúng tham gia vào trò chơi mà không có mục đích cụ thể.

- Chơi tập thể (giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo): Ở mức độ chơi tập thể, trẻ chơi cùng nhau và tổ chức một hoạt động, và những người tham gia được phân công các vai trò khác nhau. Ví dụ chơi giả vờ cùng xây nhà, xây trang trại từ các khối lego và có động vật trong trang trại.

Mức độ chơi về mặt nhận thức:

- Chơi khám phá sử dụng giác quan (giai đoạn từ lúc sinh ra đến 2 tuổi) – trẻ sử dụng các giác quan để nhận biết về môi trường. Trẻ có thể khám phá đồ vật hiện tượng mới bằng cách cho các thứ vào mồm, sờ hoặc nhìn chằm chằm vào vật đó.

- Chơi chức năng (giai đoạn từ lúc sinh ra đến 2 tuổi) – Trẻ tham gia vào việc bắt chước chơi và bắt đầu hiểu rằng những hành động của trẻ có thể tác động đến môi trường xung quanh trẻ. Trẻ có thể đẩy, đập hoặc ném đồ vật để được người lớn chú ý.

- Chơi biểu tượng (giai đoạn trẻ từ 2 đến 5 tuổi) – Trẻ bắt đầu sử dụng đồ vật này để thể hiện các đồ vật khác. Ví dụ: trẻ có thể sử dụng thìa như là một chiếc micro hoặc sử dụng một cái hộp là chiếc ô tô.

- Chơi mang tính xây dựng (giai đoạn trẻ từ 2 đến 5 tuổi) – Trẻ sử dụng các đồ vật hoặc công cụ này để tạo thành một vật khác. Ví dụ, chúng có thể chơi xếp hình, xếp khối hoặc chơi lego để tạo ra một hình mới.

- Chơi giả vờ (trẻ từ 2 đến 5 tuổi) – Trẻ tham gia vào các hoạt động chơi mà có thể xuất phát từ chính những tưởng tượng của trẻ. Trẻ có thể phân công cho những người khác và tham gia vào một nhiệm vụ phức tạp gồm nhiều bước như là giả vờ nấu một bữa ăn.

- Chơi có quy luật (trẻ từ 6 tuổi trở lên) – Trẻ tham gia vào các hoạt động chơi có luật và nguyên tắc chơi như là đuổi bắt, trốn tìm hoặc cá ngựa, cờ vua....


2. Dạy trẻ bắt chước và tham gia

3. Dạy trẻ kỹ năng cắt

4. Dạy trẻ kỹ năng dán

5. Dạy trẻ thu gọn đồ chơi

6. Dạy trẻ chơi ở bên ngoài

7. Kỹ năng vẽ, viết

8. Dạy trẻ kỹ năng xếp đồ vật

9. Gợi ý đồ chơi cho trẻ tại nhà

10. Dạy trẻ biết chơi đa dạng đồ chơi

11. Dạy trẻ biết chơi một mình đúng cách

12. Dạy trẻ chơi trò chơi giải quyết vấn đề

13. Dạy trẻ xếp khối hộp

14. Dạy trẻ biết hiểu và cùng tham gia

15. Dạy trẻ kỹ năng tô màu

16. Dạy trẻ tập trung

17. Dạy trẻ chơi giả vờ

LIÊN HỆ
+84-972 404 794
+84-972 404 794
quyet_0350_bk
quyetdvq
TƯ VẤN KHÓA HỌC