- Các sách
- Sách tự kỷ
Trang Chủ :: Giữ ngang tầm trẻ :: Giữ ngang tầm với bé
1. Giữ ngang tầm với bé- Ngồi dưới sàn hoặc trên ghế cùng tầm với trẻ.
- Hạ thấp người mình xuống để ngang tầm mắt của trẻ.
- Tối đa hóa việc tiếp xúc mắt - nhìn vào mặt.
- Khen trẻ “Con làm giỏi lắm” nếu trẻ nhìn vào mặt/ mắt bạn khi giao tiếp.
Khi chơi cùng trẻ, bạn luôn giữ mặt bạn ngang tầm với mặt bé, nhờ đó mà bé có thể dễ dàng quan sát được những biểu cảm trên gương mặt của bạn khi đang trò chuyện, và cũng có thể có những giao tiếp bằng mắt với bạn một cách thật tự nhiên, bởi vì bạn luôn ở ngang tầm nhìn của bé.
Nếu chúng ta không thường xuyên giữ ngang tầm với trẻ, trẻ sẽ dễ bỏ lỡ những dấu hiệu quan trọng, ví dụ như giao tiếp bằng mắt trong khi trò chuyện, hoặc không thể quan sát những biểu cảm trên khuôn mặt của người nói. Những điều mà bé quan sát được sẽ giúp bé hiểu thêm ý nghĩa đằng sau những lời nói và hành động của chúng ta. Các bé tự kỷ cảm thấy rất khó khăn để hiểu được sự tinh tế của những biểu hiện trên khuôn mặt, do đó, việc giữ mình ở tư thế ngang tầm với mắt bé là rất quan trọng. Khuôn mặt, ánh mắt, cử chỉ của bạn có thể mang đến nhiều gợi ý nhất cho bé, giúp bé hiểu được ý nghĩa của cuộc giao tiếp [1,2].
Duy trì tư thế “Ngang tầm với bé” là một phương pháp đơn giản có thể áp dụng tại rất nhiều thời điểm khác nhau trong những tháng đầu tiên. Thời gian chơi không phải là khoảng thời gian duy nhất để áp dụng, dù đó là khoảng thời gian dễ dàng nhất để cùng ngồi trên sàn và chơi bất cứ trò gì cùng bé. [1,2]
Tài liệu tham khảo:
- Autism Spectrum, 2013, A how to guide for developing play skills for children with autism Spectrum Disorder.
- Keen D, Rodger S, Braithwaite M. Being responsive: You and your child with autism [DVD], 2004. University of Queensland School of Education.