Trang Chủ :: Chơi và học :: Dạy trẻ chơi giả vờ

1. Giới thiệu chung

2. Dạy trẻ bắt chước và tham gia

Clip hướng dẫn cha mẹ và cán bộ y tếdạy trẻ bắt chước và tham gia:

Trước và trong quá trình làm can thiệp, bạn có thể trả lời câu hỏiTại đây để theo dõi sự tiến bộ của trẻ khi thực hiện bài tập can thiệp này.

Tại sao kỹ năng bắt chước và cùng tham gia quan trọng?

Chơi tưởng tượng hay còn gọi là chơi giả vờ giúp trẻ phát triển được kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội. Thông thường, trẻ từ 3-7 tuổi có thể chơi giả vờ. Trẻ học chơi giả vờ bằng cách quan sát và bắt chước những người khác, chẳng hạn khi quan sát thấy cha mẹ chăm sóc cho các em nhỏ thì trẻ sẽ bắt chước rồi chơi với búp bê, cho búp bê ăn.v.v. Đối với những trẻ nhỏ tuổi hơn, trẻ nên được học kỹ năng bắt chước và tham gia cùng khi chơi, dần dần thì các hành vi mang tính bắt chước sẽ giảm dần và các hành vi có ý nghĩa hơn sẽ càng tăng lên. Việc cho trẻ học cách chơi một mình và chơi cùng các trẻ khác đều rất quan trọng.

Những khó khăn hay thách thức trẻ tự kỷ có thể gặp phải khi bắt chước và tham gia cùng?

- Trẻ bị tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp và hiểu được người khác, ngoài ra các trẻ này còn gặp khó khăn trong việc chơi cùng các trẻ khác.

- Trẻ cũng khó khăn khi học thông qua quan sát người khác, trẻ cần được dạy “các bước với trò chơi phức tạp”.

- Trẻ tự kỷ cũng cần được hỗ trợ thêm về các thói quen chơi và các gợi ý để giúp trẻ có thể chơi được với những trẻ khác.

Những chiến lược nào có thể giúp trẻ tự kỷ vượt qua các thách thức trên?

- Tạo ra không gian thoải mái cho trẻ: hạn chế yếu tố gây nhiễu và chỉ để lại những gì bạn cần cho các hoạt động, loại bỏ bất cứ đồ vật nào có thể làm trẻ buồn phiền.

- Sử dụng lịch trình trực quan để trẻ biết được có những hoạt động nào, khi đó trẻ có thể sẵn sàng trước mỗi hoạt động

- Lựa chọn chủ đề chơi, dựa trên sở thích của trẻ, hoặc trò chơi mà trẻ đã quen thuộc như tàu hỏa hoặc các siêu anh hùng.

- Sử dụng các cụm từ đơn giản khi dạy trẻ các kỹ năng chơi, ví dụ: “Ồ! Búp bê bị ốm rồi”, “Ồ! Búp bê bị ngã rồi”. “Ồ! Búp bê đang khóc”, “Ồ, chiếc xe gặp tai nạn”.

- Làm mẫu từng bước chơi cho trẻ, sau đó khuyến khích trẻ thử làm nó (ví dụ: cho búp bê ăn, ru búp bê ngủ, chơi trò ô tô bị đâm và gọi xe tải đến kéo...).

- Đưa ra những hướng dẫn chơi đơn giản và rõ ràng để con biết cách chơi. Khuyến khích con chơi bằng cách để con có thể thắng nhiều hơn thua khi chơi.


3. Dạy trẻ kỹ năng cắt

4. Dạy trẻ kỹ năng dán

5. Dạy trẻ thu gọn đồ chơi

6. Dạy trẻ chơi ở bên ngoài

7. Kỹ năng vẽ, viết

8. Dạy trẻ kỹ năng xếp đồ vật

9. Gợi ý đồ chơi cho trẻ tại nhà

10. Dạy trẻ biết chơi đa dạng đồ chơi

11. Dạy trẻ biết chơi một mình đúng cách

12. Dạy trẻ chơi trò chơi giải quyết vấn đề

13. Dạy trẻ xếp khối hộp

14. Dạy trẻ biết hiểu và cùng tham gia

15. Dạy trẻ kỹ năng tô màu

16. Dạy trẻ tập trung

17. Dạy trẻ chơi giả vờ

LIÊN HỆ
+84-972 404 794
+84-972 404 794
quyet_0350_bk
quyetdvq
TƯ VẤN KHÓA HỌC