Trang Chủ :: Chơi và học :: Dạy trẻ chơi giả vờ

1. Giới thiệu chung

2. Dạy trẻ bắt chước và tham gia

3. Dạy trẻ kỹ năng cắt

4. Dạy trẻ kỹ năng dán

5. Dạy trẻ thu gọn đồ chơi

6. Dạy trẻ chơi ở bên ngoài

7. Kỹ năng vẽ, viết

Video hướng dẫn cha mẹ và cán bộ y tế dạy trẻ kỹ năng vẽ, viết:

Giới thiệu:

Vẽ và viết là những kỹ năng sống và học tập thiết yếu và có ích đối với trẻ khi lớn lên. Việc tạo động lực để trẻ tham gia vào các hoạt động này sẽ giúp cải thiện kỹ năng vận động tinh, cảm nhận và nhận thức ở trẻ. Một số trẻ khó khăn về học tập có thể không hiểu mục đích của việc học viết và học vẽ. Những trẻ này cũng thấy ít hoặc không hứng thú với những hoạt động đó. Mặc dù về bản chất, những hoạt động này dường như mang tính học thuật nhưng các bậc cha mẹ nên làm cho chúng càng trở nên vui vẻ và thú vị càng tốt.

Kỹ năng tiền đề: Trẻ có khả năng chú ý, hợp tác ngồi tại bàn học, kỹ năng bắt chước

Các mốc học viết:

Dưới đây là những mốc phát triển đặc thù của trẻ:

  • 12-18 tháng: Bắt chước vẽ nguệch ngoạc lên giấy bằng bút nét đậm
  • 19-24 tháng: Bắt chước vẽ các nét dọc, nét ngang, và vòng tròn trên giấy.
  • 2 ½ – 3 tuổi: Vẽ theo các đường kẻ dọc, đường kẻ ngang, và vòng tròn một cách chính xác.
  • 4-5 tuổi: Vẽ được dấu chữ thập, hình vuông, hình tam giác và dấu nhân ‘x’. Luyện tập viết các chữ cái trong tên của mình.
  • 5 tuổi: Trẻ bắt đầu thể hiện rõ tay thuận (thuận tay phải hay tay trái) trong các hoạt động vận động tinh.
  • 6 tuổi: Chép lại hoặc viết được tên mình. Viết được toàn bộ bảng chữ cái. Viết được bảng chữ cái theo kiểu chữ hoa và chữ thường, và có thể xác định chính xác chữ hoa và chữ thường.
  • 7 tuổi: Trẻ không còn viết ngược các chữ cái như nhầm “b” thành “d”. Trẻ cũng hiểu được ý nghĩa của việc dùng chữ viết hoa để bắt đầu câu và dấu chấm hết câu và tự viết được câu hoàn chỉnh.
  • Các gợi ý dạy trẻ học vẽ và viết:

    Bước 1: Khuyến khích các hoạt động viết hoặc vẽ ít nhất 15 phút mỗi ngày

  • Các hoạt động học vẽ, viết nên đi kèm với những hoạt động vận động tinh khác như xâu chuỗi hạt, dùng kẹp nhặt đồ lên, và cả một số bài tập vận động thô để chuẩn bị, ví dụ như:
  • Dùng tay để đẩy hoặc kéo vật nặng
  • Đứng vẽ lên bảng phấn, tường hoặc các bề mặt đứng khác
  • Nặn các đồ vật bằng đất nặn
  • Nằm sấp để đọc sách hoặc hoàn thành câu đố
  • Bước 2: Kiểm tra chỗ ngồi của trẻ

    Tư thế tốt là điều rất quan trọng khi trẻ thực hiện các hoạt động vận động tinh. Các gợi ý cho thấy sử dụng bàn ghế phù hợp sẽ khuyến khích tư thế phù hợp. Khuỷu tay và hông phải tạo thành góc 90 độ, và bàn chân để sấp trên sàn nhà hoặc trên một bề mặt cao.

    Bước 3: Khuyến khích cầm bút đúng cách

  • Cần khuyến khích trẻ cầm bút đúng cách khi trẻ còn nhỏ, mặc dù việc trẻ cầm bút sai cách rất phổ biến và là một phần trong sự phát triển của trẻ.
  • Bố mẹ có thể cho trẻ dùng một số dụng cụ phải dùng tay để thực hiện như cái kẹp, kẹp quần áo, lọ nhỏ mắt hoặc nhíp. Có thể yêu cầu trẻ sử dụng bông ngoáy tai hoặc miếng bọt biển nhỏ để tô màu hoặc vẽ tranh. Khuyến khích trẻ thả các đồ vật nhỏ vào hộp hoặc khe hẹp cũng sẽ giúp trẻ cầm bút tốt hơn.
  • Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho trẻ sử dụng những mẩu bút màu gẫy, nhỏ mà trẻ có thể cầm giữa các ngón tay để tô màu thay vì sử dụng nguyên bút màu dài.
  • Bước 4: Bắt đầu bằng cách khuyến khích trẻ bắt chước

  • Bố mẹ không nên bắt đầu ngay bằng cách yêu cầu trẻ viết chữ. Cần làm cho trẻ thích cầm bút chứ không để trẻ coi đó là việc phải làm.
  • Bắt đầu bằng cách vẽ mẫu các đường kẻ, hình khối và hình vẽ đơn giản để trẻ nhìn. Vẽ đường kẻ hoặc hình khối trước, và chờ xem trẻ phản ứng với bút chì hoặc bút màu của trẻ như thế nào. Khen ngợi trẻ khi trẻ cố gắng vẽ theo hoặc vẽ nguệch ngoạc.
  • Bạn có thể chỉ dẫn bằng thực hành cho trẻ để trẻ bắt chước vẽ đường kẻ hay hình khối giống như thế.
  • Mặc dù hầu hết các chương trình học thường áp dụng phương pháp tô đường kẻ và chữ cái nhưng việc chép chữ cái là một phương pháp giảng dạy được khuyến khích sử dụng. Sao chép chữ cái giúp trẻ xây dựng hình ảnh của chữ cái đó trong đầu, và giúp trẻ học cách tạo thành các chữ cái thông qua trí nhớ chứ không phải là chỉ tô theo các chấm.
  • Bước 5: Làm cho việc học viết trở nên VUI VẺ và hiệu quả

    • Tận dụng các tình huống hàng ngày để hướng dẫn trẻ học viết. Chúng ta viết để điền bảng biểu, lên danh sách các đồ tạp hóa, thư gửi cho bạn bè hoặc trang trí phòng ốc. Đừng ngại sử dụng các vật liệu khác nhau, như cát, sơn, bột đất nặn, hoặc dùng ngón tay chấm vào nước vẽ trên mặt bàn hoặc giấy màu, và thậm chí mì spaghetti để tạo ra chữ cái.
    • Bố mẹ nên nghĩ ra các ý tưởng sáng tạo và vui vẻ để trẻ có thể thể hiện bản thân thông qua việc viết thay vì chỉ đơn giản là ngồi một chỗ học viết.

    Nguồn: http://nspt4kids.com/parenting/developmental-milestones-pre-writing-writing-skills


    8. Dạy trẻ kỹ năng xếp đồ vật

    9. Gợi ý đồ chơi cho trẻ tại nhà

    10. Dạy trẻ biết chơi đa dạng đồ chơi

    11. Dạy trẻ biết chơi một mình đúng cách

    12. Dạy trẻ chơi trò chơi giải quyết vấn đề

    13. Dạy trẻ xếp khối hộp

    14. Dạy trẻ biết hiểu và cùng tham gia

    15. Dạy trẻ kỹ năng tô màu

    16. Dạy trẻ tập trung

    17. Dạy trẻ chơi giả vờ

    LIÊN HỆ
    +84-972 404 794
    +84-972 404 794
    quyet_0350_bk
    quyetdvq
    TƯ VẤN KHÓA HỌC