- Các sách
- Sách tự kỷ
1. Sắp đặt
Sắp đặt có nghĩa là bố trí đồ vật làm sao để cho trẻ cần cố gắng tương tác với bố mẹ trước khi trẻ có được đồ vật trẻ muốn. Một ví dụ điển hình là đặt một thứ mà trẻ muốn trong cái hộp nhưng trẻ không thể mở được. Trẻ sẽ cần phải yêu cầu sự giúp đỡ của bạn. Hoặc bạn đặt những gì trẻ muốn ngoài tầm với của trẻ, khi đó trẻ cần phải đến chỗ bạn để có được thứ trẻ muốn.Tương tự như vậy, nếu đứa trẻ thực sự thích chơi bên ngoài, thay vì đi thẳng ra ngoài cửa, trẻ sẽ phải yêu cầu bạn mở cửa. Chúng ta cần chú ý rằng, chỉ nên đặt ra các tình huống hợp lý để không làm ảnh hưởng đến tính độc lập sau này của trẻ [1].
Sắp đặt là kỹ thuật được sử dụng trong can thiệp hành vi để tăng động lực và sự tham gia của trẻ. Kaiser, Ostrosky, và Alpert (1993) đã sử dụng chiến lược sắp đặt cho trẻ khuyết tật nặng trong một Nghiên cứu can thiệp tại trường mẫu giáo. Sắp đặt bao gồm:
- Luôn sẵn có đồ chơi và đồ dùng mà trẻ yêu thích.
- Để đồ chơi trong tầm nhìn của trẻ, nhưng ngoài tầm với của trẻ.
- Cung cấp vật dụng hỗ trợ cho trẻ thực hành.
- Hỗ trợ một phần nhỏ, tạo cơ hội để trẻ yêu cầu thêm.
- Không cung cấp đủ vật dụng mà trẻ cần để thực hiện một hoạt động.
- Làm điều gì đó mà trẻ không muốn.
- Can thiệp vào mong muốn của trẻ.
Kaiser và đồng nghiệp đưa ra kết luận: khi cô giáo sử dụng chiến lược sắp đặt, kỹ năng giao tiếp ở trẻ đã cải thiện nhiều [2].
Dịch tài liệu từ:
- Keen D, Rodger S, Braithwaite M. Being responsive: You and your child with autism [DVD]. University of Queensland School of Education. 2004
- Keen D, Rodger S. Working with parents of a newly diagnosed child with an Autism Spectrum Disorder. London, UK: Jessica Kingsley Publishers. 2012
Tài liệu tham khảo trong bài:
Kaiser AP, M. Ostrosky M, Alpert CL. Training Teachers to Use Environmental Arrangement and Milieu Teaching with Nonvocal Preschool Children. 1993Sep; 18(3):188-199.