- Các sách
- Sách tự kỷ
Trang Chủ :: Chơi và học :: Dạy trẻ chơi giả vờ
2. Dạy trẻ bắt chước và tham gia
6. Dạy trẻ chơi ở bên ngoàiClip hướng dẫn cha mẹ và cán bộ y tế dạy trẻ chơi ở bên ngoài:
Tại sao chơi ngoài trời lại quan trọng?
Chơi ngoài trời giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động thô và giúp trẻ có cơ hội tham gia các hoạt động xã hội cùng các trẻ khác. Kĩ năng vận động thô là sự vận dụng, phối hợp và thực hiện các cơ lớn trong cơ thể để thực hiện hoạt động. Chẳng hạn như hoạt động chạy, nhảy, đi bộ và ngồi thẳng. Trẻ cần các kĩ năng thô để duy trì một tư thế ngồi đẹp, để viết bằng tay hoặc các hoạt động trên bàn, ngoài sân và phát triển các kĩ năng thể thao. Ngoài ra kỹ năng vận động thô còn quan trọng với những hoạt động cá nhân hằng ngày của trẻ như mặc quần áo.
Kỹ năng tiền đề: Nên cho trẻ có cơ hội tham gia các hoạt động ngoài trời càng sớm càng tốt và lựa chọn hoạt động ngoài trời phù hợp với mức độ phát triển của trẻ. Nếu trẻ đã có những kỹ năng vận động thô tốt, thì cùng trẻ chơi ném bóng, đuổi bắt. Nếu trẻ đã có thể nghe hiểu luật trò chơi, thì các trò chơi nhóm với các bạn khác sẽ vừa giúp trẻ được vận động, lại vừa giúp trẻ được học thêm các kỹ năng xã hội.
Trẻ tự kỷ có thể gặp những khó khăn hay khác biệt nào khi chơi ngoài trời?
- Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn với các chuyển động đòi hỏi kĩ năng vận động thô, điều này có thể do thể lực yếu hoặc trẻ kém ổn định.
- Kém kỹ năng vận động thô còn ảnh hưởng đến các kỹ năng, tư thế của trẻ như đứng thẳng, ngồi, chạy, chơi bóng (bắt bóng/ ném bóng) và tham gia các giờ học thể thao ở trường một cách hiệu quả.
Chiến lược nào có thể giúp trẻ vượt qua những khó khăn này?
- Tập yoga theo các tư thế của động vật có thể giúp trẻ kéo căng và làm cho các cơ thêm chắc khỏe. Ngoài ra, yoga còn giúp trẻ tự điều chỉnh năng lượng của bản thân trước khi tham gia vào các nhiệm vụ đòi hỏi sự tập trung và ngồi yên tại chỗ trong một khoảng thời gian.
- Các thiết bị chơi ngoài công viên có tác dụng như những hoạt động vượt chướng ngại vật, giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động thô. Khi ở công viên, bạn có thể giúp trẻ bằng cách đưa ra vài gợi ý đơn giản hay chơi mẫu trước để trẻ biết cách sử dụng các thiết bị chơi đó. Ví dụ: khi đứng trên cầu thăng bằng, bạn minh họa bằng cách dang 2 tay ra, và bước từng chân một để đi trên cầu.
- Tham gia vào trò chơi với bóng gồm các thao tác như: bắt, ném và đá bóng. Chơi theo lượt và sử dụng các cụm từ đơn giản như: “bắt bóng”, “đá bóng”, “nhẹ nhàng”, “nhìn quả bóng”.
- Đạp xe đạp là một hoạt động tốt giúp phát triển các cơ lớn ở đôi chân.
- Trò chơi có quy tắc:
– Đua theo đội: Đặt một túi nhỏ thăng bằng trên mu bàn tay và đi bộ về phía tường, sau đó đi trở lại. Hoặc di chuyển về phía tường và quay trở lại bắt chước cách đi của động vật (Ví dụ: cách đi của con gấu).
– Trò chơi đứng yên: cách chơi như sau: trẻ đang di chuyển tự do, khi người lớn quay đầu lại, trẻ phải giữ nguyên tư thế. Ví dụ: trẻ phải giữ tư thế đặt tay trên đầu, đứng trên một chân, chạm tay vào 2 bàn chân, đặt tay lên vai.
– Nghe và vận động theo nhạc, có thể giúp trẻ nhận biết và phối hợp các bộ phận của cơ thể. Một số ví dụ trò chơi và đường link để bạn tham khảo:
Làm theo lời tôi (Simon Says: https://www.youtube.com/watch?v=MLXZV456Or0).
Chạm vào Đầu- Vai- Đầu gối – Ngón chân (https://www.youtube.com/watch?v=h4eueDYPTIg).
Nếu bạn đang vui và bạn biết điều đó (https://www.youtube.com/watch?v=71hqRT9U0wg).
Phụ huynh nói gì?
Hầu hết các bé nhà chúng ta không gặp vấn đề về vận động thô. Nhiều bé còn cao lớn khỏe mạnh hơn cả trẻ bình thường. Nhưng các bé vẫn có vấn đề về kết hợp vận động, ví dụ như không biết kết hợp tay chân mắt để đạp xe 3 bánh. Vì vậy mà các trò chơi và bài tập vận động thô vẫn cần thiết với các bé. Hơn nữa, vận động còn kích thích tư duy và ngôn ngữ phát triển. Vận động cũng làm tinh thần sảng khoái vui vẻ. Với các bé bị tăng động, thực chất là chân tay không yên suốt ngày, cần được tập vận động đúng cách, để bớt những kiểu hoạt động lăng xăng không mục đích. Video của A365 giới thiệu các trò chơi vận động mà bạn có thể dễ dàng áp dụng: - Trò chơi bắt chước con vật: bạn cùng con bắt chước động tác của con vịt, con chim cánh cụt... - Trò chơi trong công viên: trèo thang, chui ống, cầu trượt, nhảy trampoline... - Trò chơi tung bóng, tung cho ai kèm theo gọi to tên người đó - Trò chơi theo nhạc: làm các động tác theo lời bài hát Xem video các bạn sẽ học được cách các cô giáo tận tình hướng dẫn và khuyến khích các con tham gia chơi đùa như thế nào. Còn rất nhiều trò chơi vận động khác mà bạn có thể làm với con. Các bố mẹ nên tìm đến nhau, kết thành một nhóm để hẹn nhau đi chơi trong ngày nghỉ, để cùng chơi vận động ngoài trời với con. Kết thành nhóm các bạn cũng dễ hơn trong việc thuê giáo viên chuyên trị liệu vận động hoặc những người hướng dẫn chơi chuyên nghiệp. Hiện có nhiều công ty cung cấp dịch vụ chuyên hướng dẫn vui chơi tập thể, có sẵn nhiều ý tưởng về trò chơi và cả những dụng cụ chơi. Nhóm mấy gia đình của chúng tôi cũng hay đi chơi như vậy, có thể thuê riêng một khu vườn nào đấy cũng tiện. Những cuộc vui chơi còn gắn kết cả những thành viên anh chị em của bé tự kỷ của các gia đình. Anh của Khoai và chị của một bạn khác có cảm tình đến nỗi suýt... yêu nhau. Thực ra là vì chính các bạn ấy cũng cần được đồng cảm, vì các bạn ấy là anh/chị/em của những đứa trẻ đặc biệt. Trách nhiệm của các bạn ấy lớn hơn những bạn bè cùng trang lứa.
Chuyên gia nói gì?
Ý kiến của nhà chuyên môn: Cũng như học nói, học viết là một trong những kỹ năng mà bố mẹ rất mong chờ con có thể làm được, vì vậy nhiều lúc bố mẹ hơi nôn nóng trong việc dạy con tập viết khi các kỹ năng tiền đề chưa được thiết lập. Nếu vận động tinh của trẻ còn kém, hãy cho trẻ chơi nhiều hoạt động vận động tinh thay vì ép trẻ sớm tập viết, tập vẽ, vì đôi khi sẽ khiến trẻ chán ghét việc ngồi bàn viết chữ. Lựa chọn thời điểm dạy trẻ phù hợp sẽ tăng khả năng thành công của trẻ, và khiến trẻ thích thú, tự tin vào bản thân mình hơn so với việc thúc ép quá sớm. Tạo các hoạt động giúp trẻ yêu thích bảng chữ cái, các trò chơi ghép vần cũng rất quan trọng. Với bảng chữ cái tiếng anh, các giáo viên đã sáng tạo gắn chữ cái với chữ đầu tiên trong tên của đồ vật/con vật trong các hoạt động tạo hình như dưới dây. Các trò chơi như tìm các chữ bắt đầu bằng vần “bờ”, trong đó bố mẹ cùng con thay phiên tìm như bà, bé, bi, bống, bò, v.v. cũng rất thu hút trẻ.
9. Gợi ý đồ chơi cho trẻ tại nhà
10. Dạy trẻ biết chơi đa dạng đồ chơi
11. Dạy trẻ biết chơi một mình đúng cách
12. Dạy trẻ chơi trò chơi giải quyết vấn đề