Trang Chủ :: Điều tiết cảm xúc :: Thông tin chung
1. Đối phó với các vấn đề cảm giác

Video hướng dẫn cha mẹ và cán bộ y tế dạy trẻ đối phó với các vấn đề cảm giác:

Giới thiệu:

Điều hòa cảm giác hay khả năng tiếp nhận, xử lý và đáp ứng các thông tin về cảm giác là nền tảng quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc phản ứng phù hợp với các loại thông tin về cảm giác và điều này có thể ảnh hưởng đến các hoạt động và sinh hoạt của trẻ.

Các thông tin trong quá trình tiếp nhận cảm giác:

Các hệ thống giác quan được liệt kê sau đây. Chúng ta khá quen thuộc với 3 giác quan đầu tiên. Tuy nhiên, 2 giác quan sau ở bên trong, chúng ta không nhìn thấy được và sẽ được mô tả chi tiết hơn:

  • Xúc giác (chạm/sờ)
  • Thính giác (nghe)
  • Thị giác
  • Vị giác và khứu giác (vị và mùi)
  • Nhận thức của cơ thể: Đây là khả năng con người cảm nhận được vị trí của cơ thể mình, có cảm nhận xem cơ bắp có đang co giãn ở mức hợp lý và các khớp có đang ở tư thế đúng để thực hiện hoạt động hàng ngày không.
  • Tiền đình hay cảm giác di chuyển: Các thụ thể cảm giác thăng bằng nằm ở bên trong tai chúng ta, kiểm soát sự cân bằng và di chuyển của mắt, giúp chúng ta biết mình đang đứng thẳng, nằm hay đang quay.
  • Thay vì có phản ứng phù hợp, trẻ tự kỷ có thể phản ứng theo hai cách khác nhau với các loại kích thích:

  • Tìm kiếm cảm giác: Đứa trẻ có thể luôn thích thú hoặc tìm kiếm cảm giác mới, thường xuất hiện ở những trẻ hiếu động và có nhu cầu tiếp xúc với các kích thích liên tục.
  • Tránh cảm giác: Trẻ có thể rất ghét nhiều loại cảm giác, trẻ phản ứng như thể trẻ đang trong cơn đau (khóc, la hét hoặc đánh) hoặc đơn giản là đi ra chỗ khác. Do vậy trẻ hạn chế tiếp xúc với các loại kích thích, thường xuất hiện ở trẻ lờ đờ và chậm phản hồi.
  • Gợi ý để đối phó với các vấn đề cảm giác:

    Bước 1: Xác định trẻ thuộc nhóm tìm kiếm hay tránh cảm giác.

  • Bạn có thể sử dụng Bảng kiểm đánh giá cảm giác (trong file đính kèm) để biết hành vi khác lạ của con bạn thuộc nhóm tìm kiếm hay tránh cảm giác.
  • Khi biết hành vi của trẻ thuộc nhóm nào, bạn sẽ xây dựng các hoạt động, nhiệm vụ phù hợp để giúp trẻ điều hòa cảm giác
  • Bước 2: Cho trẻ tham gia các trò chơi cảm giác:

  • Vai trò của cha mẹ không đơn giản là ngăn chặn trẻ thể hiện các hành vi không phù hợp do trẻ quá nhạy cảm hoặc quá bị kích thích với cảm giác nào đó. Chúng ta nên hướng dẫn trẻ cách để cảm nhận được các giác quan đó thông qua một số cách chơi phù hợp.
  • Nói chung, trẻ thuộc nhóm tìm kiếm cảm giác sẽ đòi hỏi tiếp xúc nhiều hơn bình thường với các kích thích mà trẻ đang tìm kiếm. Trong khi nhóm tránh cảm giác sẽ đòi hỏi các tiếp xúc chậm, dần dần với các kích thích mới – mà trẻ cho là mối đe dọa.
  • Ví dụ, nếu một trẻ thích bôi thức ăn lên người, có thể trẻ đang tìm kiếm cảm giác về xúc giác. Bởi vậy, chúng ta có thể dạy trẻ sử dụng màu vẽ bằng ngón tay (loại màu vẽ chuyên để vẽ bằng ngón tay), hoặc đi bơi để kích thích xúc giác thay thế cho hành vi không phù hợp này.
  • Bước 3: Sử dụng chế độ điều hòa cảm giác:

  • Chế độ điều hòa cảm giác là phương pháp đảm bảo rằng giác quan của trẻ được kích thích một lượng vừa đủ trong suốt một ngày. Điều này cơ bản đòi hỏi cha mẹ lựa chọn các hoạt động cho xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác, tiền đình và quan sát phản ứng của trẻ với mỗi hoạt động (hoạt động đó làm dịu trẻ hay kích thích trẻ).
  • Khi chúng ta quan sát các phản ứng của trẻ cho mỗi hoạt động, chúng ta có thể sử dụng các hoạt động làm dịu nếu trẻ đang mất bình tĩnh nhất hay tăng động nhất. Các hoạt động mang tính kích thích có thể sử dụng khi trẻ đang không tỉnh táo hay phản ứng chậm chạp.
  • Chế độ điều hòa cảm giác đòi hỏi sự quan sát kỹ lưỡng phản ứng của trẻ với các tình huống khác nhau và khả năng dạy trẻ cách thức để tự điều chỉnh cảm giác. Chúng ta muốn trẻ có thể tự điều chỉnh bằng cách sử dụng từ ngữ hay tranh hoặc bằng vận động (nhảy trên tấm bạt lò xo, hoặc đẩy xe cút kít) hoặc nếu trẻ muốn nghỉ ngơi êm dịu (nghỉ ngơi trên túi xốp, nghe nhạc). Sử dụng một lịch trình có hình ảnh của các hoạt động điều hòa cảm giác sẽ rất hữu ích (xem Giao tiếp thông qua hình ảnh).
  • Nguồn:

  • http://sensorysmarts.com/sensory-checklist.pdf
  • https://www.yourkidsot.com/blog/a-sensory-dietnothing-to-do-with-food
  • http://www.autism.com/symptoms_sensory_overview
  • http://www.sensory-processing-disorder.com/coping-with-emotions.html

  • 2. Dạy trẻ về xoa dịu và an ủi

    3. Dạy trẻ thói quen đi ngủ

    4. Dạy trẻ hiểu các trạng thái cảm xúc

    5. Dạy trẻ biết không tự làm đau bản thân

    6. Dạy trẻ biết giữ bình tĩnh

    7. Thông tin chung

    LIÊN HỆ
    +84-972 404 794
    +84-972 404 794
    quyet_0350_bk
    quyetdvq
    TƯ VẤN KHÓA HỌC