Trang Chủ :: Điều tiết cảm xúc :: Thông tin chung

1. Đối phó với các vấn đề cảm giác

2. Dạy trẻ về xoa dịu và an ủi

3. Dạy trẻ thói quen đi ngủ

4. Dạy trẻ hiểu các trạng thái cảm xúc

5. Dạy trẻ biết không tự làm đau bản thân

6. Dạy trẻ biết giữ bình tĩnh

7. Thông tin chung

Giới thiệu:

Điều chỉnh cảm xúc là khả năng phản hồi một cách phù hợp của trẻ em với những thay đổi trong môi trường. Đó cũng là khả năng xử lí những áp lực hay các tình huống bất ngờ trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc hiểu môi trường xung quanh, khó khăn khi tương tác với mọi người và ngoài ra trẻ còn có rối loạn giác quan. Những điều này khiến trẻ bị quá tải hoặc thất vọng ở một số tình huống mà những trẻ cùng tuổi khác dễ dàng vượt qua. Trẻ cần được học cách linh hoạt trong các tình huống khác nhau và vận dụng kỹ năng tự điều chỉnh để trẻ giữ được bình tĩnh trong những tình huống áp lực.

Cách để cải thiện khả năng tự điều chỉnh cảm xúc cho trẻ:

Một số cách giúp trẻ phát triển khả năng tự điều chỉnh, bao gồm những điều sau:

Bước 1: Hiểu được giá trị của sự phù hợp

  • Mỗi trẻ em là một cá thể khác nhau. Trẻ có tính cách, đặc điểm khác nhau, và một số trẻ cần được chăm sóc trong môi trường đáp ứng các nhu cầu của chúng.
  • Người lớn cần làm mẫu các cách điều chỉnh cảm xúc phù hợp, trong các tình huống thích hợp.
  • Cho trẻ biết lịch trình các hoạt động dự kiến hàng ngày. Trẻ sẽ làm mọi thứ tốt hơn khi trẻ biết được những gì sẽ xảy đến tiếp theo. Nếu như có thay đổi gì trong hoạt động hàng ngày, nên thông báo trước cho trẻ ít nhất 1 tuần thông qua việc sử dụng các câu chuyện xã hội hoặc video.
  • Bước 2: Giao tiếp rõ ràng

  • Sử dụng ngôn ngữ giúp trẻ nhận biết về các sự vật trong môi trường. (Ví dụ: “Đó chỉ là tiếng sấm trên trời thôi” hoặc “đó là âm thanh của xe cứu hỏa”).
  • Khi trẻ không thể diễn tả được cảm xúc của mình, cha mẹ nên làm rõ và giải thích về những cảm nhận đó (Ví dụ: Bố/mẹ biết con muốn quả bóng đó nên con buồn vì bạn ý không cho con mượn.”
  • Bước 3: Dành cho trẻ một không gian yên tĩnh, thoải mái

  • Nếu cảm xúc của trẻ đang dâng cao và khó để bình tĩnh, cha mẹ nên tránh việc giải thích về tình huống hoặc nói với trẻ rằng trẻ phải làm gì. Những cảm xúc dâng cao này sẽ khiến trẻ không thể hiểu tình huống hoặc những lời giải thích của bạn.
  • Nhận biết cảm xúc của trẻ và dành cho trẻ một không gian yên tĩnh nếu trẻ cảm thấy quá tải. Một không gian yên tĩnh có thể được thiết kế trong nhà hoặc ở lớp học, bao gồm nhiều gối, đồ chơi nhồi bông, chăn đệm… Bạn cần phải đảm bảo rằng không có đồ vật nào làm trẻ bị thương trong không gian này.
  • Sau khi làm trẻ bình tĩnh, chuyển hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động chơi phù hợp khác.
  • Nguồn:

    Florez IR. Developing young children’s self-regulation through everyday experiences. 2011.


    LIÊN HỆ
    +84-972 404 794
    +84-972 404 794
    TƯ VẤN KHÓA HỌC