- Các sách
- Sách tự kỷ
Trang Chủ :: Điều tiết cảm xúc :: Thông tin chung
1. Đối phó với các vấn đề cảm giác
2. Dạy trẻ về xoa dịu và an ủi
3. Dạy trẻ thói quen đi ngủClip hướng dẫn cha mẹ và cán bộ y tế dạy trẻ thói quen đi ngủ:
Giới thiệu:
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 83% trẻ tự kỷ có vấn đề về giấc ngủ chẳng hạn như khó ngủ hoặc thức giấc vào giữa đêm. Mất ngủ ảnh hưởng lớn đến hành vi của trẻ trong suốt cả ngày, đến nhận thức chung và khả năng kiểm soát cảm xúc của trẻ. Lưu ý rằng cha mẹ cần loại trừ các vấn đề sức khỏe ở trẻ như vấn đề về dạ dày hoặc nội tiết trước khi thử các chiến lược dưới dây.
Gợi ý giải quyết vấn đề về giấc ngủ:
Bước 1: Tạo nhật ký giấc ngủ
- Nhật ký giấc ngủ có thể giúp bạn theo dõi phản ứng hàng ngày của trẻ đối với những thay đổi về mặt thói quen. Nó cũng cho phép bạn theo dõi tiến độ cũng như hiệu quả của các phương pháp khác nhau mà bạn áp dụng nhằm cải thiện giấc ngủ cho trẻ.
- Đặt cuốn nhật ký giấc ngủ này ở cạnh giường để bạn có thể ghi lại ngay vào buổi sáng
- Thời gian ngủ trung bình:
Tuổi | Trung bình thời gian giấc ngủ ban ngày | Trung bình thời gian giấc ngủ ban đêm |
3 tháng tuổi | 5 tiếng | 10 tiếng |
12 tháng tuổi | 2.5 tiếng | 11.5 tiếng |
3 tuổi | 1 tiếng | 11 tiếng |
6 tuổi | Không | 10.5 tiếng |
9 tuổi | Không | 10 tiếng |
Nhật ký giấc ngủ của: Ngày bắt đầu ghi chép:
Ngày 1 | Ngày 2 | Ngày 3 | Ngày 4 | Ngày 5 | Ngày 6 | Ngày 7 | |
Thời gian ngủ ban ngày | |||||||
Thời gian bắt đầu đi ngủ buổi tối | |||||||
Có những vấn đề gì? | |||||||
Bạn đã làm gì? | |||||||
Thời gian ở trên giường | |||||||
Có những vấn đề gì? | |||||||
Bạn đã làm gì? | |||||||
Thời gian bắt đầu buồn ngủ | |||||||
Số lần thức giấc ban đêm | |||||||
Bạn đã làm gì? | |||||||
Những lần thức giấc ban đêm kéo dài bao lâu? | |||||||
Thời gian thức dậy vào buổi sáng |
Bước 2: Tạo thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ
- Nếu trẻ mất nhiều thời gian để ổn định trước khi ngủ thì nên cho trẻ bắt đầu đi ngủ sớm hơn. Tắt tất cả các thiết bị điện tử và khuyến khích các hoạt động dịu êm và thư giãn trong thời gian này, chẳng hạn như mát xa, tắm nước nóng, hoặc nghe/chơi nhạc tự nhiên. Bạn có thể cho trẻ thực hiện một số hoạt động điều hòa cảm giác để giúp trẻ thư giãn (xem thêm Đối phó với những vấn đề về mặt cảm giác)
- Đảm bảo trẻ không ăn quá no trước khi ngủ. Hạn chế uống quá nhiều nước trong vòng 1 tiếng trước khi ngủ, chỉ cần cho trẻ uống một ngụm nước để tránh mất nước trong khi ngủ.
- Tạo nhịp đều đặn mỗi ngày để cơ thể trẻ làm quen với nhịp đó và hiểu là đã đến giờ đi ngủ (Ví dụ, đọc truyện nhẹ nhàng, mát xa 10 phút, rồi tắt đèn đi ngủ, v. và duy trì đều đặn nhịp đó
- Thực hiện thói quen đã lựa chọn trong vòng ít nhất 2 tuần và ghi lại những thay đổi trong thời gian đó
- Sai lầm thường gặp nhất trong can thiệp giấc ngủ là khi trẻ trằn trọc thức khuya một đêm, thì ngày hôm sau bố mẹ xót con mất ngủ nên để con ngủ nướng thêm, con ngủ nướng buổi sáng thành ra giờ nghỉ trưa con lại ngủ muộn, rồi sau đó lại dẫn tới tối hôm sau ngủ muộn hơn. Thay vào đó, nếu trẻ có lỡ ngủ muộn một hôm thì sáng vẫn cứ tầm đó, hoặc cùng lắm cho trẻ bù thêm chỉ 15-30 phút, để tối hôm sau trẻ muôn ngủ hơn và dễ có khả năng đi ngủ đúng giờ hơn.
Bảng dưới đây trình bày một ví dụ hay về thói quen ngủ.
Thời gian | Hoạt động |
5.30pm | Cho trẻ ăn |
6.00pm | Chơi tự do – Có thể sử dụng trò chơi điện tử và tivi trong thời gian này |
7.00pm | Chơi yên lặng, bao gồm các hoạt động như xếp hình và tô màu. Không chơi trò chơi điện tử và xem ti vi |
7.20pm | Cho trẻ tắm |
7.40pm | Trẻ sẵn sàng đi ngủ sau khi đã đánh răng |
7.45pm | Đọc truyện trước khi ngủ |
7.55pm | Ôm và nói chúc ngủ ngon với những người trong gia đình |
8.00pm | Để trẻ tự ngủ |
Bước 3: Đảm bảo phòng ngủ của trẻ thư giãn và thoải mái
- Để nhiệt độ trong phòng ở mức phù hợp với trẻ
- Cất các đồ có thể ảnh hưởng đến việc ngủ, chẳng hạn như đồ chơi hay đồ điện tử trẻ yêu thích. Tuy nhiên, trẻ có thể giữ một hoặc hai đồ chơi nhồi bông mà trẻ thích để ngủ cùng.
- Tắt đèn để phòng tối. Bóng tối sẽ sinh ra Melatonin, đây là một yếu tố cần thiết để ngủ dễ hơn.
Nguồn:
- http://www.ncb.org.uk/media/875230/earlysupportsleepfinal2.pdf
- http://www.autism.org.uk/about/health/child-sleep.aspx
- Ferber, R. (2006). Solve Your Child’s Sleep Problems: Revised Edition: New, Revised. Simon and Schuster.
Phụ huynh nói gì?
Việc chăm sóc giấc ngủ được xếp vào mục điều tiết cảm xúc, bởi vì giấc ngủ sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới trạng thái tinh thần cả ngày của trẻ. Có đến 83% trẻ tự kỷ bị ảnh hưởng giấc ngủ theo nhiều mức độ khác nhau, nên việc chăm sóc giấc ngủ trở thành một trong những điều thật sự cần thiết. Trẻ 3 tuổi cần thời gian ngủ đến khoảng 10 -12 tiếng một ngày. Trẻ dưới 3 tuổi còn cần nhiều hơn. Bạn cần đo đếm thời gian ngủ của con trong vài ngày để biết chính xác con đã ngủ đủ giấc hay chưa. Những thủ thuật can thiệp giấc ngủ không khác nhiều với người bình thường: ngủ đúng giờ, không ăn quá no, vận động và matxa trước khi ngủ, đọc chuyện, tắt đèn... Khoai trước kia thì cứ có võng đu đưa mới chịu ngủ. Có dạo đi đâu cũng mang theo võng, đến khổ. May mà ổn định dần. Nhưng quả thật nếu một cái võng có thể giải quyết được vấn đề thì đó cũng là một giải pháp quá ổn.
4. Dạy trẻ hiểu các trạng thái cảm xúc