Trang Chủ :: Điều tiết cảm xúc :: Thông tin chung

1. Đối phó với các vấn đề cảm giác

2. Dạy trẻ về xoa dịu và an ủi

3. Dạy trẻ thói quen đi ngủ

4. Dạy trẻ hiểu các trạng thái cảm xúc

5. Dạy trẻ biết không tự làm đau bản thân

Trẻ tự kỉ thường hay tìm đến hành vi tự làm đau bản thân, ví dụ như tự đánh hoặc tự cắn mình bởi những lí do khác nhau. Có thể vì trẻ bị quá tải bởi một nhiệm vụ, trẻ nản lòng vì không thể diễn tả được nhu cầu của bản thân hoặc cũng có thể bởi những khó khăn trong điều tiết các kích thích về giác quan. Vai trò chính của chúng ta với tư cách là phụ huynh và giáo viên là dạy cho trẻ những cách thức phù hợp hơn để xử lí những hành vi này để đảm bảo sự an toàn và khỏe mạnh của trẻ.

Làm thế nào để giúp trẻ không tự làm đau bản thân:

Cho trẻ tham gia vào các hoạt động giác quan hàng ngày có thể tránh cho trẻ khỏi những hành vi tự kích thích hoặc tự làm đau bản thân. Tìm hiểu các hệ thống giác quan sau đây có thể góp phần dạy cho trẻ tự điều chỉnh những cảm xúc và phản ứng với những thay đổi của môi trường.

1. Hệ thống cảm thụ bản thể

  • Bao gồm những cảm giác mà bạn nhận được từ các cơ, khớp nhằm tăng cường sự nhận thức về cơ thể.
  • Những hoạt động về cảm thụ bản thể thường mang lại sự bình tĩnh và có tổ chức cho trẻ.
  • Gợi ý cho trẻ nhỏ và trẻ mầm non.

    • Làm một cái “bánh kẹp”. Yêu cầu trẻ nằm xuống và đặt một chiếc gối lên trên người trẻ. Ấn một lực mạnh và dứt khoát lên chiếc gối và nói với trẻ rằng bạn đang làm cho trẻ một chiếc bánh kẹp khổng lồ. Bạn cũng có thể cuốn chặt trẻ trong một chiếc chăn và nói rằng trẻ là một chiếc nem rán hay một cái bánh bột ngô.
    • Đẩy và kéo. Khuyến khích trẻ tự đẩy chiếc xe tập đi của mình, rổ giặt quần áo hay thậm chí là xe đẩy chở hàng. Dạy trẻ thu dọn đồ chơi của mình bằng cách đặt chúng vào hộp và cất hộp trở lại giá.
    • Mang vác một vật năng. Dạy trẻ mang một chiếc ba lô hoặc một cái rổ đựng đồ chơi của trẻ.

    Gợi ý cho trẻ tuổi đi học.

    • Nhảy. Yêu cầu trẻ nhảy trên một tấm bạt lò xo hoặc một tấm đệm (ví dụ: thảm mềm) hoặc trên một quả bóng hơi lớn với sự hỗ trợ của bạn.
    • Giúp những việc lặt vặt trong nhà. Cất, lấy sách, tập lau nhà hoặc quét nhà hay thậm chí giúp mẹ các việc khi đến hàng tạp hóa. Tất cả bao gồm các hành động đẩy và kéo có thể đem đến cho trẻ những thông tin đầu vào về cảm thụ bản thể.

    Gợi ý cho thiếu niên và người lớn.

    • Đến phòng tập gym. Những trẻ lớn (thiếu niên) có thể tập chạy trên các máy chạy bộ hay thậm chí là nâng tạ vào một khung thời gian đều đặn mỗi tuần giúp duy trì cách sống khỏe mạnh đồng thời cải thiện đầu vào của cảm thụ bản thể.
    • Tập Yoga. Tạo tư thế như tư thế con chó úp mặt hoặc tư thế tấm ván, khuyến khích trẻ tự nâng trọng lương của chính bản thân mình. Giữ tư thế đó trong 10 giây giúp đem đến những thông tin đầu vào về cảm thụ bản thể. Yoga cũng thúc đẩy việc thở, giúp dạy trẻ các kỹ thuật thở nhịp nhàng. (xem hình)

    2. Hệ thống tiền đình

  • Bao gồm ý thức về chuyển động của cơ thể giúp cho chúng ta điều chỉnh vị trí của cơ thể.
  • Chuyển động tuyến tính như đi qua đi lại thường thể hiện sự bình tĩnh, trong khi chuyển động tròn giống như quay tròn lại thể hiện sự cảnh báo. Khi trẻ nhận được đủ lượng thông tin đầu vào của hệ thống tiền đình trong suốt một ngày, trẻ học được cách điều chỉnh cơ thể tốt hơn mặc dù có những thay đổi trong môi trường của trẻ.
  • Các hoạt động về tiền đình bao gồm quay tròn, đu đưa hoặc lộn ngược.
  • Gợi ý cho trẻ nhỏ và trẻ mầm non.

    Đu đưa. Khuyến khích trẻ sử dụng đu quay hoặc võng, thử nhiều hình thức đu đưa, chuyển động khác nhau ví dụ như từ trước về sau hoặc từ bên này sang bên kia. Cha mẹ có thể dùng tay hoặc chân nâng trẻ nhỏ lên cũng là một hình thức đu đưa tốt.

    Quay tròn. Cha mẹ có thể nhấc trẻ lên và quay tròn trẻ. Trẻ cũng có thể chạy vòng tròn hoặc quay tròn sử dụng xích đu.

    Gợi ý cho trẻ tuổi đi học.

    • Lộn ngược. Khuyến khích trẻ treo ngược người trên các thanh xà ngang hoặc giữ chân cho trẻ lộn ngược. Trẻ cũng có thể học cách chơi trò tàu lượn.
    • Nhào lộn. Có thể yêu cầu trẻ lộn người về đằng trước hoặc sau trên giường.

    Gợi ý cho thiếu niên và người lớn.

    • Đu đưa và quay tròn. Đu đưa trên một chiếc võng, chơi đu quay hoặc tàu lượn.
    • Các hoạt động chuyển động. Nhào lộn, bơi lội hoặc lặn dưới nước, tham gia vào các lớp học nhảy, lớp yoga hay các hoạt động thể thao khác rất tốt cho hệ thống tiền đình.

    Nguồn tài liệu:

  • http://www.spdfoundation.net/files/5014/2430/1329/smith_press.pdf
  • http://www.autism.com/symptoms_sensory_overview
  • http://www.sensorysmarts.com/sensory_diet_activities.html
  • http://visuals.autism.net/main.php?g2_itemId=106
  • http://visuals.autism.net/main.php?g2_itemId=84
  • http://eex6107-disabilitypresentationautism.wikispaces.com/Multi-tiered+Instruction+Using+PBS
  • http://www.sensorysmarts.com/sensory-diet.pdf

  • 6. Dạy trẻ biết giữ bình tĩnh

    7. Thông tin chung

    LIÊN HỆ
    +84-972 404 794
    +84-972 404 794
    quyet_0350_bk
    quyetdvq
    TƯ VẤN KHÓA HỌC