- Các sách
- Sách tự kỷ
Trang Chủ :: Điều tiết cảm xúc :: Thông tin chung
1. Đối phó với các vấn đề cảm giác
2. Dạy trẻ về xoa dịu và an ủi
Tại sao xoa dịu và an ủi lại quan trọng?
Các cử chỉ động chạm, vỗ về là một phần quan trọng của giao tiếp không lời. Và nó được sử dụng để thể hiện tình cảm, tình yêu, sự biết ơn và dấu hiệu an toàn và sự tin cậy. Nó cũng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác và củng cố sự tương tác. Các cử chỉ xoa dịu, tiếp xúc quan trọng bởi vì nó được sử dụng để để thể hiện sự đồng cảm cũng như khen ngợi khi trẻ làm được việc tốt (ví dụ như một cái vỗ nhẹ vào vai hoặc một cái ôm). Trẻ cần hiểu khi nào thích hợp để động chạm người khác và khi nào thích hợp để người khác được động chạm vào mình trong khi tương tác xã hội. Nó cũng giúp trẻ hòa nhập với bạn bè, gia đình và giáo viên. Sự động chạm có thể bao gồm ôm ấp, vỗ nhẹ vào lưng, hoặc đập tay, vv..vv
Những khó khăn hoặc khác biệt mà trẻ có thể có khi thể hiện cử chỉ vỗ về và an ủi?
- Trẻ tự kỷ có thể không thích được ôm ấp hoặc không thích các động chạm thể chất khác do trẻ quá nhạy cảm. Trẻ thường chỉ chấp nhận tiếp xúc nếu trẻ là người chủ động (Ví dụ nếu trẻ chủ động hơn là người khác).
- Những cử chỉ động chạm nhẹ nhàng thường gây cho trẻ cảm giác khó chịu. Trẻ thích các tiếp xúc mang lại áp lực sâu hơn.
- Một số trẻ có thể không hiểu lúc nào là thích hợp để thể hiện cử chỉ vỗ về, động chạm ai đó. Trẻ cũng không hiểu có thể thể vỗ về ai hoặc vỗ về như thế nào là phù hợp.
Các chiến lược để giải quyết các khó khăn này?
- Nói trước với trẻ trước khi chạm vào người trẻ, hoặc hỏi ý kiến trẻ (VD. “bố/mẹ có thể ôm con không?”).
- Bảo trẻ chạm vào mình thì tốt hơn là chủ động chạm vào người trẻ mà không có sự đồng ý của trẻ. Ví dụ, giơ tay lên và nói “đập tay nào” và đợi để trẻ chủ động đập tay lại
- Chạm vào trẻ với một lực mạnh hơn, không nên chạm quá nhẹ nhàng vào người trẻ.
- Người lớn nên hiểu bộ phận nào trên cơ thể trẻ nhạy cảm hơn các bộ phận khác. Bàn tay, bàn chân và mặt thường nhạy cảm hơn, trong khi vai, cánh tay và cẳng chân ít nhạy cảm hơn. Khi giao tiếp với trẻ, cần tôn trọng sự nhạy cảm của trẻ. Và cho phép trẻ có thể kiểm soát việc động chạm vào người trẻ càng nhiều càng tốt
- Nếu chạm vào người trẻ và trẻ có phản ứng tiêu cực, không chạm vào trẻ nữa và trấn an trẻ. Cha mẹ có thể chạm lại vào trẻ khi trẻ cho phép. Trong trường hợp trẻ có cơ chế phòng vệ xúc giác, có thể thực hiện các bài mát xa khi con ngủ để giải mẫn cảm và giúp con dần chấp nhận các va chạm, tiếp xúc hơn.
Phụ huynh nói gì?
Tôi nhớ có từng đọc tài liệu là trẻ tự kỷ không có hội chứng lây ngáp. Tức là bình thường chúng ta thấy ai ngáp là hay có xu hướng ngáp theo, là vì chúng ta đồng cảm và chia sẻ cảm giác. Còn người tự kỷ lại rất khó khăn để hiểu những điều đó. Cũng như vậy, dạy cho trẻ biết khi nào cần an ủi người khác, hay hiểu cách người khác an ủi mình là rất khó khăn. Trong video của A365, bạn sẽ thấy các cô giáo làm như sau: - Dùng tranh để kể cho bé nghe một câu chuyện xã hội: khi mẹ buồn, mẹ khóc, tôi ôm mẹ. Như vậy mẹ sẽ thấy vui... - Trò chơi đóng vai: một cô giáo đóng vai đang buồn. Cô giáo khác hướng dẫn trẻ phải an ủi như thế nào - Thực hiện tình huống thật: đi đến chỗ một bạn khác đang có vẻ buồn bã và an ủi, vỗ lưng cho bạn Để trẻ hiểu được ai có thể ôm, ai chỉ có thể chạm nhẹ thôi, chạm vào đâu... là một quá trình dài. Ở bước đầu, lời khuyên là hãy dạy trẻ đặt câu hỏi: Em/ tớ có thể ôm chị/ bạn không? Khi người được hỏi đồng ý mới ôm. Cha mẹ cũng nên hỏi con rằng "mẹ có thể ôm con được không" trước khi ôm. Những cử chỉ khác như đập tay, cũng nên giơ tay lên thôi và khuyến khích trẻ tự đập vào tay của mình. Khoai được dạy bài này khá kỹ. Hai mẹ con còn có ký hiệu thay cho câu hỏi. Khi nào mẹ ư ứ là muốn con ôm. Mẹ chụt chụt là con tự chạy đến thơm hay cọ mũi. Khoai rất hiểu mẹ và hy vọng sau này chàng hiểu bạn gái nữa. May mắn lúc chàng đi học cũng được lắm bạn gái yêu mến, luôn luôn có những cô bé mau mồm mau miệng quan tâm chàng, động viên chàng khi thấy chàng rụt rè chậm chạp. Mẹ cũng tốn khá tiền mua bimbim cho chàng chia cho gái. Chả biết lúc nào mẹ ra rìa đây! Hihi!
4. Dạy trẻ hiểu các trạng thái cảm xúc