Trang Chủ :: Tham gia các hoạt động xã hội :: Dạy trẻ chơi với người khác
1. Dành nhiều thời gian cho gia đình

Clip hướng dẫn cha mẹ và cán bộ y tế dạy trẻ dành nhiều thời gian cho gia đình:

Giới thiệu:

Gia đình là chỗ dựa đầu tiên cho trẻ tự kỷ. Trẻ tương tác với các thành viên khác trong gia đình thông qua các hoạt động thường ngày và dựa vào gia đình để đáp ứng những nhu cầu hàng ngày cho trẻ. Trẻ tự kỷ học cách giao tiếp đầu tiên từ cha mẹ, anh chị em ruột hoặc anh chị em họ. Thành viên trong gia đình sẽ giúp trẻ chơi và tham gia vào các kỹ năng xã hội. Phần lớn các gia đình đều trải qua một khoảng thời gian khó khăn, đặc biệt khi mới nhận được kết quả chẩn đoán rằng trẻ bị tự kỷ. Cha mẹ ngay lập tức tìm kiếm sự trợ giúp, can thiệp từ các chuyên gia. Cha mẹ luôn muốn một ngày của con có thật nhiều hoạt động can thiệp. Tuy nhiên, một trong những can thiệp có giá trị nhất là cho con dành nhiều thời gian với gia đình và vui chơi với con.

Một số gợi ý cho việc dành thời gian như một gia đình:

Bước 1: Chia sẻ về tự kỷ cho các thành viên khác trong gia đình

  • Chẩn đoán hội chứng tự kỷ vẫn chưa được hiểu biết đúng đắn. Việc gần gũi với trẻ, giúp trẻ tìm ra điểm mạnh, điểm yếu là vô cùng quan trọng. Sẽ mất khá nhiều thời gian để người xung quanh có thể hiểu và chấp nhận tính cách của trẻ, nhưng cha mẹ sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ trẻ. Cha mẹ sẽ là nguồn thông tin về tự kỷ nói chung và về con nói riêng, về những sự khác biệt giác quan, nhận thức của con, v.v.
  • Khi bạn giải thích với anh chị em của trẻ tự kỷ, bạn nên cụ thể hóa những điều bạn nói. Ví dụ bạn có thể nói “Anh con vẫn chưa biết cách giao tiếp” hay “Anh ấy vẫn đang phải học cách chơi”.
  • Bước 2: Chia sẻ cách thức để người xung quanh tương tác dễ dàng hơn với trẻ tự kỷ

  • Trao đổi với chuyên gia đang can thiệp cho trẻ về những cách bạn có thể làm khi đi ra ngoài cùng trẻ. Đảm bảo rằng các thành viên khác trong gia đình đều nắm bắt được điều đó, việc này sẽ tạo cho trẻ môi trường tốt hơn để vui chơi và phát triển.
  • Bên cạnh những chia sẻ cách thức để mọi người xung quanh trẻ dễ dàng tương tác với con, nên nhớ rằng chính cách bố mẹ tương tác với con đang là hình mẫu mà những người khác trong gia đình học theo. Nếu bố mẹ muốn mọi người tương tác vui vẻ, dạy con tự nhiên qua các hoạt động chơi và sinh hoạt hàng ngày, thì bố mẹ hãy làm mẫu điều đó. Ngược lại, nếu chính bố mẹ chưa vượt qua được các áp lực về tâm lý, không kiểm soát được căng thẳng và đánh mắng con khi cáu giận thì khả năng cao là người giúp việc hoặc những người khác cũng theo cách tiếp cận đó khi không có mặt của bố mẹ.
  • Một vài gợi ý đơn giản cho những thành viên trong gia đình có thể thực hiện:
  • – Trò chuyện với trẻ bằng câu, từ đơn giản, dễ hiểu

    – Mỗi thời điểm chỉ đưa ra một chỉ dẫn

    – Kiên nhẫn chờ đợi phản ứng của trẻ trước khi giúp chúng

    – Bình tĩnh khi trẻ có những hành vi nổi nóng hoặc khác biệt

    – Nhẹ nhàng khi chạm vào trẻ.

    Bước 3: Hãy tạo không khí gia đình thân thiện và đầm ấm

  • Nhận thức những nhu cầu về giác quan của trẻ và từ đó sắp xếp lại nhà bạn cho phù hợp. (xem bàiĐối phó với khó khăn về giác quan ở trẻ). Tránh làm trẻ xao nhãng và luôn tạo không gian thoải mái để trẻ vui chơi (sắp xếp chăn gối, túi ngồi bằng xốp,..).
  • Trẻ tự kỷ thường muốn có không gian riêng, nhưng bạn hãy động viên để trẻ cùng sinh hoạt với các thành viên khác trong cùng một phòng. Ví dụ, nếu anh chị em của trẻ đang vui chơi bên ngoài, bạn hãy khuyến khích trẻ mang đồ chơi ra ngoài, để trẻ quan sát những đứa trẻ khác ngay cả khi chúng không tương tác với nhau.
  • Bước 4: Xây dựng thời gian biểu hàng ngày cho gia đình bạn

  • Xây dựng một thời gian biểu cho cả gia đình chứ không chỉ dành riêng cho trẻ. Thời gian biểu nên cân bằng giữa các hoạt động cả gia đình, có hoạt động cùng nhau thực hiện và có hoạt động độc lập cho từng thành viên.
  • Trẻ tự kỷ nên học cách thích nghi dần với thói quen sinh hoạt hàng ngày, miễn là hoạt động đó phù hợp. Từ đó trẻ sẽ hiểu được rằng mỗi hoàn cảnh khác nhau, cha mẹ sẽ có những mong muốn khác nhau. Trẻ sẽ cảm thấy an toàn hơn.
  • Dành một khoảng thời gian để trẻ chơi cùng với bố mẹ (Xem bài Chơi một mình đúng cách). Ví dụ đọc sách trước khi đi ngủ, đi dạo công viên vào buổi chiều hay ra ngoài ăn uống vào cuối tuần.
  • Bạn cũng có thể sử dụng thời gian biểu có hình ảnh và dán trong phòng sinh hoạt chung của gia đình để mọi người đều biết lịch nếu có thay đổi lịch trình.
  • Nguồn:

    Siblings

    Autistic Home Decorating: Make your home autism friendly

    http://raisingchildren.net.au/articles/staying_positive.html


    2. Dạy trẻ cùng nhau ăn uống

    3. Dạy trẻ nội quy trong lớp học

    4. Thông tin chung

    5. Dạy trẻ biết chờ đợi

    6. Dạy trẻ chia sẻ và theo lượt

    7. Dạy trẻ chơi với người khác

    LIÊN HỆ
    +84-972 404 794
    +84-972 404 794
    quyet_0350_bk
    quyetdvq
    TƯ VẤN KHÓA HỌC