- Các sách
- Sách tự kỷ
Trang Chủ :: Tham gia các hoạt động xã hội :: Dạy trẻ chơi với người khác
1. Dành nhiều thời gian cho gia đình
2. Dạy trẻ cùng nhau ăn uống
3. Dạy trẻ nội quy trong lớp học
6. Dạy trẻ chia sẻ và theo lượtClip hướng dẫn dạy trẻ biết chia sẻ và chơi theo lượt:
Giới thiệu:
Chia sẻ và luân phiên lần lượt là những kỹ năng mà trẻ em sẽ sử dụng trong suốt thời thơ ấu và thậm chí khi đến tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành. Những kỹ năng này giúp trẻ phát triển mối quan hệ tích cực với những người xung quanh, cũng như giúp trẻ thể hiện sự quan tâm và hiểu cảm xúc của mọi người. Trẻ cần có kỹ năng này ngay khi bắt đầu đi học, nên cha mẹ cần bắt đầu tập cho trẻ ở nhà trong giai đoạn chuyển tiếp trước khi tới trường.
Dạy trẻ cách đợi:
Bước 1: Dạy trẻ khái niệm “của con” và “của mẹ”
- Trẻ nhỏ có xu hướng nghĩ rằng tất cả mọi thứ xung quanh trẻ đều là của trẻ.
- Khi người lớn vào trong môi trường của trẻ, cần chỉ cho trẻ biết rằng một số thứ là của mẹ hoặc là của bố.
- Ví dụ, nếu trẻ đang chơi với các khối lego, mẹ có thể ngồi cạnh trẻ và bắt đầu xây tháp của mẹ. Nếu trẻ cố gắng với lấy hoặc phá hủy tháp, mẹ chỉ cần nói “Đây là tháp của mẹ. Các khối lego của con ở kia. Con có thể tự xây tháp cho mình”.
- Người lớn cần ngăn chặn việc trẻ với và giằng lấy đồ.
Bước 2: Cùng làm việc
- Khi trẻ có thể chấp nhận sự có mặt của bạn, ban đầu lôi kéo trẻ tham gia vào các hoạt động chung
- Ví dụ, cha mẹ có thể cùng xây tháp với con. Mẹ sẽ nói, “Đến lượt mẹ. Mẹ muốn đặt 1 khối màu đỏ vào. Được rồi! Đến lượt con! Con muốn đặt khối nào vào?”
- Bắt đầu bằng các lượt ngắn, và đều đặn tăng dần thời gian 10 giây mỗi lượt. Ví dụ, “Mẹ chơi iPad 1 phút rồi tới lượt con.”
- Theo lượt trong hoạt động thể chất là cách tốt để luyện cho trẻ cách chia sẻ. Trẻ có trượt cầu trượt cũng phải theo lượt.
- Bạn cũng có thể áp dụng kỹ thuật theo lượt trong các hoạt động hàng ngày như đọc sách, thậm chí là ăn bánh quy. Bạn có thể nói, “1 cho mẹ và 1 cho con!”.
- Khi trẻ cảm thấy thoải mái và đã theo lời mẹ và bố, bạn có thể thử cho trẻ chơi cùng hoạt động này với anh chị em hoặc một đến hai trẻ khác.
Nguồn tài liệu:
Early literacy learning [Internet]. My turn, your turn.
Phụ huynh nói gì?
Trong video của A365, các bạn sẽ thấy cô giáo giảng giải rất kỹ về cách dạy trẻ biết chia sẻ và chơi theo lượt. Thông thường trẻ sẽ chơi một mình. Bố mẹ nên mang đồ chơi tương tự ra chơi bên cạnh cho đến khi trẻ quan sát và chấp nhận điều đó, tức là người khác cũng có thể có sở thích giống mình. Tiếp đến thì bố mẹ có thể "gạ" trẻ về việc chơi cùng và mỗi người một lượt Trong đoạn đầu video cô giáo chơi ghép hình theo lượt cùng một trẻ khá nhỏ và bé luôn có vẻ định giật lấy các mảnh ghép của cô. Khi cô đặt mảnh ghép theo lượt của cô xuống, bé có xu hướng cậy lên để tự mình đặt lại. Đó là điều rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Cô giáo lấy tay chặn nhẹ lại không để bé làm theo ý mình, đồng thời đưa ra miếng ghép khác để đánh lạc hướng chú ý của bé. Toàn bộ các cử chỉ phải rõ ràng, dứt khoát, tốc độ nhanh vừa phải, để bé dần dần hiểu ra luật chơi. Cô cũng không nói nhiều quá, chỉ giơ miếng ghép lên nói "lượt của cô, lượt của Đạt", nhưng vẫn tươi cười, thân mật và khuyến khích bé tham gia trò chơi bằng tất cả sự lôi cuốn tự nhiên của mình. Đoạn sau của video cô và một bé lớn hơn chơi một trò khó hơn, thời gian chờ đợi đến phiên của bé lâu hơn. Nhưng bé được đóng vai trò đếm và ra hiệu lệnh cho cô thực hiện lượt chơi của cô. Để dạy được một kỹ năng luôn luôn cần đi từ dễ đến khó như vậy và hết sức kiên trì.Trẻ cần biết kỹ năng chia sẻ và đợi chờ đến lượt trước khi vào trường phổ thông. Khoai được dạy kỹ năng chơi luân phiên từ lúc còn rất nhỏ, ngay lúc bắt đầu can thiệp sớm, còn chưa biết nói. Khi đã biết chia lượt với mẹ rồi, cần tạo những cơ hội cho con chơi với trẻ cùng tuổi và chia sẻ đồ chơi. Bước này rất khó, vì trẻ con rất hay tranh giành nhau. Nhưng nếu chơi với các bé gái và bé hơn con mình một chút thì cũng hiệu quả. Các bé gái vừa khoan dung vừa cương quyết, và thường là dùng lời nói chứ không dùng chân tay để nói chuyện. Trích đoạn nhật ký của nhà Khoai nhé, năm Khoai 6 tuổi: "... Hôm nay Khoai đang chơi game trên máy tính thì em Tít béo sang chơi. Em Tít béo cũng đang nghỉ hè, nhưng mẹ cấm em chơi game nên em thèm lắm. Em sà vào ngồi cạnh Khoai. Khoai đang ham quá chả chịu nhường. Em Tít nũng nịu, xin xỏ mãi không xong, em gào lên: "Anh không nhớ cô giáo ở trường dạy là phải nhường nhịn bạn gái à?" Khoai quát em Tít: "Em ra chơi cái khác! Em chơi máy tính nhà em ấy! Em về nhà em ngay đi!" Em Tít bực tức: "Được rồi, em về, từ giờ anh đừng bao giờ sang nhà em nữa nhé!" Nói thế nhưng nàng vẫn vùng vằng không bỏ đi. Giậm chân giật tay một hồi, nàng chạy ra giường lăn đùng ra khóc nức nở Khoai chả động lòng, vẫn tiếp tục lách tách gõ và thi thoảng hô lên sung sướng với cái màn hình. Mẹ Khoai cố nhịn cười, đợi 1 lát, định ra dỗ dành Tít. Nhưng nàng đã tự nhận thức ra vấn đề, vùng dậy cương quyết đứng cạnh Khoai để đấu tranh. "Anh ơi, anh không tốt nhé. Em bé hơn anh mà anh không nhường. Ở nhà em, em toàn nhường em Bi nhà em thôi..." Thấy nàng kiên cường quá, mẹ Khoai phải trợ giúp: "Khoai ơi, con nhìn kìa, con làm em khóc rồi kìa!" Khoai lúc bấy giờ mới quay sang nhìn vệt nước mắt lem nhem trên mặt Tít, có vẻ chột dạ, ngập ngừng. Nhưng vẫn nắm chắc con chuột trong tay, hỏi Tít: "Thế có biết chơi không? Cái trò này khó". Tít bảo: "Chơi trò xếp hình ấy, em biết chơi". Mẹ bảo: "Mỗi người chơi 1 lượt đi". Thế là Khoai nhượng bộ dần, cho cái Tít đặt nửa mông lên ghế. Nhưng cũng chỉ thi thoảng được sờ vào chuột tí ti." Nhật ký này viết năm anh Khoai vào lớp 1. Em Tít bé hơn anh 1 tuổi!