- Các sách
- Sách tự kỷ
Trang Chủ :: Tham gia các hoạt động xã hội :: Dạy trẻ chơi với người khác
1. Dành nhiều thời gian cho gia đình
2. Dạy trẻ cùng nhau ăn uống
3. Dạy trẻ nội quy trong lớp học
4. Thông tin chungGiới thiệu:
Trẻ nhỏ cần phát triển các kỹ năng xã hội trước khi trẻ đi học. Các kỹ năng như chờ đến lượt, chia sẻ và tương tác với bạn bè giúp trẻ phát triển kỹ năng học, cải thiện sức khỏe, niềm vui, động lực và phát triển các giá trị. Phụ huynh và giáo viên phải khuyến khích các mối quan hệ tích cực giữa trẻ và môi trường xã hội trong suốt những năm đầu đời.
Đánh giá hành vi của trẻ
Có một số lý do khiến trẻ tự kỷ gặp các vấn đề về hành vi trong các tình huống xã hội:
- Trẻ tự kỷ gặp một số khó khăn trong giao tiếp.
- Trẻ không thể chủ động tương tác (Ví dụ: chào bạn, rủ bạn chơi cùng).
- Trẻ không thể sử dụng từ ngữ khi chơi.
- Trẻ không hiểu các từ trừu tượng (Ví dụ: đợi, chia sẻ).
Trẻ tự kỷ thường có hành vi không phù hợp do:
- Trẻ bị hạn chế cơ hội tiếp xúc với bạn bè.
- Người lớn chấp nhận hành vi đó ở trẻ tự kỷ hoặc phản ứng lại khi trẻ đang có hành vi không phù hợp.
Trẻ tự kỷ có thể thiếu các kỹ năng cơ bản khác: Trẻ chậm phát triển và không thể theo kịp bạn bè về các kỹ năng vận động thô, vận động tinh và nhận thức.
Cách dạy kỹ năng xã hội
Giới thiệu kỹ năng mới (diễn tả và nói): Giải thích và diễn tả các kỹ năng thông qua những cách cụ thể để trẻ có thể hiểu được (“Chúng ta sẽ lần lượt chờ tới lượt chơi bóng. Hoa chơi bóng trước, và lần lượt tới các bạn khác”)
Luyện tập nhiều sẽ giúp trẻ tiến bộ
- Tạo cơ hội cho trẻ thực hành các kỹ năng tương tác xã hội, từ đó trẻ có thể áp dụng thường xuyên và tự nhiên.
- Đặt cho trẻ câu hỏi như “Con có thể làm gì tiếp theo?”, “Làm thế nào để rủ bạn ấy chơi cùng?” hoặc “Chúng ta có thể làm gì?”.
Khuyến khích duy trì kỹ năng tương tác xã hội
- Tiếp tục khen ngợi trẻ và theo dõi, khuyến khích trẻ duy trì các kỹ năng tương tác xã hội.
- Luôn luôn khen ngợi kịp thời: “Cha/mẹ đã thấy con chia sẻ quả bóng với em. Con làm tốt lắm!”.
- Chỉ nên khen ngợi và chú ý những hành vi tốt và phù hợp của trẻ, lờ đi những hành vi xấu.
Phụ huynh nói gì?
Tôi chỉ muốn nhấn mạnh điều này, can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ là dạy trẻ rất nhiều rất nhiều thứ, mà ở trẻ con bình thường, chúng tự học được. Con người là một sinh vật sống tập thể, chứ không phải loài đơn độc. Trẻ con bình thường sinh ra đã biết tự học hỏi rất nhanh, nhờ khả năng giao tiếp, kết nối bẩm sinh. Trẻ tự kỷ mất khả năng đó, nên những tháng đầu đời thì có vẻ cũng vẫn ổn, nhưng từ 1 tuổi trở đi, mọi khiếm khuyết và trở ngại sẽ rõ dần. Trách nhiệm của cha mẹ với con, là dạy con những gì con khó mà tự mình học được. Nhưng trong quá trình dạy con, nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta rất dễ sa vào lỗi dạy không toàn diện. Chúng ta chú trọng vào một số thứ mà chúng ta cho là quan trọng thôi. Ví dụ như kỹ năng học đường. Vì lo ngại con khó khăn khi vào lớp 1, chúng ta hối hả dạy con nói, hát, đọc thơ, nhận mặt chữ, số, tăng vốn từ, thậm chí viết và cộng trừ nữa. Nhưng rất nhiều gia đình không chú trọng các kỹ năng có thể giúp con dễ dàng tham gia trong một tập thể, ví dụ như: đợi đến lượt mình, chia sẻ đồ chơi đồ dùng với bạn, biết tương tác và chơi luân phiên, biết nghe theo chỉ dẫn khi cô không nói trực tiếp với mình mà nói với cả nhóm... Thiếu những điều này con sẽ thất bại khi đi học hòa nhập, dù con biết đọc biết viết và biết giải toán đi chăng nữa. Việc dạy các kỹ năng tham gia xã hội thực sự cần rất linh hoạt và cài cắm vào các hoạt động chơi và sinh hoạt bình thường trong gia đinh, sau đó phát triển dần ra chỗ công cộng. Ví dụ bạn có dạy con đi siêu thị khi con 3 tuổi không? Tôi đã dạy Khoai lúc nó chưa nói được mấy và còn tăng động kinh khủng. Vì con rất thích ra ngoài và thích đi siêu thị, nên con sẽ phải nghe thôi. Đầu tiên là phải hai người kèm Khoai, tôi và bác giúp việc, kèm cậu ấy thật kỹ, mới đi siêu thị một cách an toàn được. Sau đó đi hai mẹ con. Cuối cùng, lúc khoảng 7 tuổi, là đi một mình. Nhiệm vụ đầu tiên của cậu ta là được cầm túi cho mẹ. Rồi tiếp đến là ra lấy vé xe, trả vé xe cho mẹ. Lúc mua hàng, cậu ta được lấy mỗi lần đúng một thứ từ trên giá xuống để xem, xem xong phải đặt lên mới được lôi thứ khác xuống. Có một số khu vực cậu ta bị cấm vào (khu đồ thủy tinh). Nếu cậu ta chạy thục mạng trong siêu thị thì việc mua sắm sẽ kết thúc rất nhanh. Nếu tử tế thì muốn ở bao lâu cũng được... Rất khó khăn đấy nhưng khi người ta quá thích chỗ đẹp như thế thì dần dần cũng biết giữ lịch sự thôi. Chỉ cần bạn nhẹ nhàng, cương quyết, chỉ dẫn và làm mẫu đầy đủ. Khi đã lớn hơn, đã có thâm niên đi mua sắm, cậu ta đã biết tự đi một mình, biết xếp hàng chờ tính tiền, khi thiếu tiền cũng biết trình bày với người bán là "mẹ trả" (ý là ghi nợ) Tất cả những điều này đều cần thiết và để chuẩn bị cho việc đi học hòa nhập. Con phải biết chờ đợi, xếp hàng, tuân theo những qui định chung, và không làm phiền người khác. Các bạn đọc thêm phần thông tin chung trong A365 nhé