Trang Chủ :: Tham gia các hoạt động xã hội :: Dạy trẻ chơi với người khác

1. Dành nhiều thời gian cho gia đình

2. Dạy trẻ cùng nhau ăn uống

Video hướng dẫn cha mẹ và cán bộ y tế dạy trẻ nếp ăn uống cùng gia đình:

Giới thiệu:

Trẻ tự kỷ thường có vấn đề trong việc ăn uống, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, mà còn làm trẻ khó tham gia vào các hoạt động xã hội. Bữa ăn là một thời điểm rất quan trọng để các thành viên trong gia đình, cũng như bạn bè quây quần bên nhau. Có rất nhiều lý do khác nhau khiến trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc cùng ăn uống với mọi người. Có thể do trẻ rất khó để ngồi yên, hoặc trẻ dễ bị môi trường xung quanh hay đồ ăn được bày trên bàn lôi cuốn, khiến trẻ không để ý những người khác.

Một số gợi ý cho việc cùng nhau ăn uống:

Bước 1: Không nên quá coi trọng thức ăn mà nên coi trọng việc ăn uống cùng nhau

  • Tránh việc bắt ép trẻ ăn hoặc bắt trẻ phải ăn hết. Chúng ta nên bắt đầu bằng việc hướng dẫn trẻ ngồi vào bàn ăn và dành thời gian cho gia đình. Tạo không khí vui vẻ, không nên tạo áp lực cho trẻ trong ít phút đầu của bữa ăn. Lấy lượng thức ăn vừa đủ để trẻ có được cảm giác hoàn thành bữa ăn cùng gia đình. Bố mẹ chính nên ăn uống vui vẻ, ngon miệng để làm mẫu cho con thái độ trong bữa ăn.
  • Tránh xa các thiết bị như ti vi hay máy tính. Một vài gia đình thường có thói quan sử dụng các thiết bị này để khuyến khích trẻ ăn, nhưng thói quen này dẫn đến nhiều vấn đề khác, ví dụ: trẻ khó tự ăn uống khi ở trường. Vì ở trường hay trong nhà hàng thường không sẵn có ti vi hay máy tính. Trẻ cần được học cách ăn uống mà không phụ thuộc vào các thiết bị trên.
  • Nếu trẻ đã có thói quen sử dụng ti vi hay máy tính khi ăn, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ ăn một miếng thức ăn trước khi cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử. Dần dần tăng số lượng thìa thức ăn và cuối cùng sẽ là sau khi trẻ ăn hết mới cho sử dụng thiết bị.
  • Các câu chuyện xã hội cũng giúp trẻ hiểu ý nghĩa của việc ăn uống cùng nhau, hay tác hại của việc vừa ăn vừa đi rong, vừa ăn vừa xem ti vi, v.v.
  • Ở từng giai đoạn của con mà chọn ưu tiên từng mục tiêu phù hợp: ví dụ, nếu mục tiêu là trẻ ngồi ăn cùng gia đình, và trẻ chưa biết tự xúc ăn thì bố mẹ có thể hỗ trợ xúc ăn hộ. Khi trẻ đã tham gia được từ đầu tới cuối bữa ăn rồi, thì mới chuyển sang mục tiêu trẻ tự xúc ăn. Tránh dồn nhiều áp lực quá tới trẻ trong giờ ăn như vừa yêu cầu ngồi ngoan, tự xúc khéo, v.v. cùng một lúc.
  • Ghi nhận và khen ngợi con khi con ăn uống ngoan cùng cả nhà.
  • Bước 2: Xây dựng thời gian biểu ăn uống cho cả gia đình

  • Không nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày. Cha mẹ nên cho trẻ ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Trong bữa ăn nên cho trẻ uống nước hoặc sữa hoặc nước trái cây.
  • Nên ăn ở cùng một không gian và đúng giờ. Nếu các thành viên khác đã ăn xong, cha/ mẹ vẫn nên ngồi bên cạnh trẻ và ăn cùng trẻ.
  • Một bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài từ 15 – 30 phút. Trẻ cần tập trung vào việc ăn uống, bởi nếu kéo dài quá thời gian trên, trẻ có thể có các hành vi không mong muốn.
  • Hãy thống nhất với trẻ về các nguyên tắc trong khi ăn. Nếu bạn yêu cầu trẻ ngồi yên khi chúng ăn, thì bạn nên thực hiện liên tiếp trong 1 hoặc 2 tuần cho trẻ quen. Ban đầu chúng có thể sẽ khóc, nhưng dần dần chúng sẽ quen và học cách thực hiện theo. Khi trẻ có thể ngồi ngoan trên ghế, có thể khuyến khích trẻ bằng cách cho trẻ đồ ăn mà trẻ thích.
  • Bước 3: Cho trẻ tham gia việc chuẩn bị thức ăn và dọn bát

  • Trẻ sẽ hiểu được giá trị của bữa ăn nếu chúng được cùng nấu ăn hoặc dọn dẹp.
  • Cho trẻ dùng đĩa bát, dụng cụ ăn riêng và nên để ở nơi trẻ dễ lấy. Trước bữa ăn, nhắc nhở trẻ để bát đĩa, thìa, đũa lên bàn. Sau bữa ăn, khuyến khích trẻ tự rửa và cất bát, đĩa của mình về vị trí cũ. Để trẻ thích thú hơn, bạn có thể cho trẻ được cùng đi siêu thị tự chọn bát đũa của mình, chẳng hạn như các bạn trai thì thích bát đũa siêu nhân, các bạn gái thì thích công chúa.
  • Bạn cũng có thể yêu cầu trẻ cắt trái cây hoặc sắp thức ăn từ đĩa này sang đĩa khác.
  • Nguồn:

    http://www.emaxhealth.com/1506/eating-autism-solutions-most-common-feeding-problems

    http://www.onlineceucredit.com/ceus-online/fl-autism/trkFL01.html

    https://www.autismspeaks.org/sites/default/files/docs/sciencedocs/atn/feeding_guide.pdf


    3. Dạy trẻ nội quy trong lớp học

    4. Thông tin chung

    5. Dạy trẻ biết chờ đợi

    6. Dạy trẻ chia sẻ và theo lượt

    7. Dạy trẻ chơi với người khác

    LIÊN HỆ
    +84-972 404 794
    +84-972 404 794
    quyet_0350_bk
    quyetdvq
    TƯ VẤN KHÓA HỌC