Trang Chủ :: Tự chăm sóc bản thân :: Đi vệ sinh

1. Giới thiệu

2. Nhai và nuốt thức ăn

Clip hướng dẫn cha mẹ và cán bộ y tế dạy trẻ nhai và nuốt thức ăn:

Trước và trong quá trình làm can thiệp, bạn có thể trả lời câu hỏiTại đâyđể theo dõi sự tiến bộ của trẻ khi thực hiện bài tập can thiệp này.

Vì sao nhai và nuốt lại quan trọng?

Một số trẻ em mắc chứng tự kỷ gặp khó khăn về nhai và nuốt thức ăn. Điều này có thể dẫn đến lượng thức ăn và dinh dưỡng không đủ, và ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Cần phải đến bác sỹ chuyên khoa để thăm khám bởi vì có rất nhiều lý do phức tạp ảnh hưởng đến việc trẻ tự kỷ gặp khó khăn với nhai và nuốt thức ăn.

Những khó khăn và khác biệt mà trẻ tự kỷ có thể gặp phải về nhai và nuốt là gì?

- Một số trẻ có thể gặp khó khăn về nhai, vì trẻ không biết cách ăn cho đúng. Ví dụ, trẻ có thể cho thức ăn vào đầy miệng. Vì vậy, cần phải dạy trẻ cho bao nhiêu thức ăn vào miệng là vừa, cách nhai và nuốt thức ăn.

- Một số trẻ gặp khó khăn về nhai, bởi vì bên trong miệng của trẻ quá nhạy cảm với một số loại thức ăn có hình dáng và chất liệu nhất định. Trẻ cũng mất nhiều thời gian hơn để làm quen với những loại thức ăn khác nhau, đặc biệt là những thức ăn dai hoặc lổn nhổn.

Những chiến lược nào có thể vượt qua những thách thức này?

LƯU Ý: Một số trẻ có thể gặp khó khăn do những vấn đề y tế. Trong trường hợp này, cần phải tìm sự trợ giúp của bác sỹ.

Nếu con bạn mắc chứng tự kỷ và đang gặp khó khăn về nhai vì trẻ cho vào miệng quá nhiều thức ăn:

Hãy chuẩn bị những miếng thức ăn nhỏ (đầu tiên hãy cắt ra), cho trẻ thìa nhỏ và bắt đầu cho trẻ ăn từng chút một, sau đó không thêm một miếng nữa, hoặc một thìa cơm nào nữa cho đến khi trẻ nuốt hết miếng/thìa đầu tiên.

1. Viết một câu chuyện về bữa ăn, sử dụng tranh ảnh. Ví dụ: tôi sẽ ăn từng miếng nhỏ Tôi sẽ không cho thức ăn vào đầy miệng.

2. Khi có thức ăn trong miệng, tôi sẽ nhai. Nhai giúp cho thức ăn nhỏ hơn, để tôi có thể nuốt được

3. Tôi nhai bằng cách mở và cắn hàm răng

4. Khi thức ăn đã nhỏ, tôi nuốt thức ăn. Uống một ngụm nước sẽ giúp tôi nuốt thức ăn dễ hơn.

5. Bụng của tôi rất vui khi thức ăn được nhai nhỏ.

6. Thưởng cho trẻ khi trẻ chỉ cắn miếng nhỏ thức ăn, nhai và nuốt. Có thể khen trẻ “ăn tốt lắm, con đang nhai rất tốt” và/hoặc thưởng cho trẻ thức ăn trẻ thích.

7. Sau đó, có thể thưởng cho trẻ vì đã cắn nhỏ thức ăn sau khi bữa ăn kết thúc. Cần bắt đầu thưởng cho trẻ khi trẻ cắn nhỏ thức ăn lần đầu, sau đó tăng dần số lần và thời gian.

8. Đặt một chiếc gương nhỏ trên mặt bàn, trước mặt trẻ trong bữa ăn để trẻ có thể nhìn thấy khi miệng trẻ đầy thức ăn (nếu cần để trẻ hiểu được khái niệm thế nào là đầy miệng).

Nếu trẻ gặp khó khăn về nhai vì miệng của trẻ không quen với một số loại thức ăn (do trẻ nhạy cảm với kích cỡ, hình dáng, màu sắc hoặc chất liệu thức ăn)

Để làm giảm sự nhạy cảm liên quan đến hoạt động nhai, trẻ có thể chơi đồ chơi bằng miệng trước bữa ăn. Bạn có thể tạo một lịch sinh hoạt bằng hình ảnh trực quan cho trẻ biết trẻ sẽ có năm phút chơi với đồ chơi miệng trước bữa ăn tối để trẻ có thể chuẩn bị sẵn sàng cho sự chuyển đổi này. Những đồ chơi bằng miệng có thể là thổi bong bóng, thổi còi, nhai một số đồ chơi đặc biệt (xem hình). Đảm bảo rằng những đồ chơi này an toàn để nhai, tránh để trẻ bị nghẹt thở do đồ chơi.


3. Ăn và uống

4. Chải chuốt bản thân

5. Đi vệ sinh

LIÊN HỆ
+84-972 404 794
+84-972 404 794
quyet_0350_bk
quyetdvq
TƯ VẤN KHÓA HỌC