Trang Chủ :: Tự chăm sóc bản thân :: Đi vệ sinh
1. Giới thiệu

Hướng dẫn kỹ thuật hướng dẫn theo bước

Giới thiệu:

Tự chăm sóc bản thân là một kỹ năng rất quan trọng quyết định đến sự tự lập của một đứa trẻ. Để có thể tự chăm sóc bản thân, trẻ cần được thực hành nhiều hoạt động, có kỹ năng vận động thô, có khả năng thực hiện theo từng bước, và nhận biết những cảm giác khác nhau khi tham gia hoạt động. Kỹ năng tự chăm sóc bản thân là những hoạt động phức tạp gồm nhiều bước, vì vậy trẻ thường mất nhiều thời gian hơn để tìm hiểu . Tuy nhiên, cha mẹ nên bắt đầu dạy trẻ sớm những kỹ năng này để trẻ có thể thực hiện trong sinh hoạt hằng ngày càng sớm càng tốt. Cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc dạy trẻ làm thế nào để thực hiện các hoạt động tự chăm sóc bản thân. Trẻ quan sát cách cha mẹ của chúng thực hiện các hoạt động tự chăm sóc, và sẽ bắt chước theo các hoạt động này.

Giai đoạn tự chăm sóc trẻ em phát triển điển hình:

Sau đây là những mốc cho kỹ năng tự chăm sóc bản thân để cha mẹ xác định mức độ hiện tại của con và lựa chọn các kỹ năng ưu tiên hướng dẫn cho con mình:

Tháng tuổi

Kỹ năng tự chăm sóc

24 – 36

- Tự ăn và làm tràn ra ngoài một chút.

- Tự cầm được thìa.

- Tự cởi quần áo mà không cần sự giúp đỡ.

- Có thể cởi và mặc áo khoác khi có hỗ trợ.

- Có thể xoay được tay nắm cửa.

- Đánh răng nhưng không hoàn chỉnh.

- Có thể rửa sạch và lau khô tay với sự hỗ trợ của người lớn.

- Đi vệ sinh - bày tỏ mong muốn bằng lời nói; kiểm soát đi vệ sinh vào ban ngày; cần sự nhắc nhở của cha mẹ.

36 – 48

- Có thể đổ nước từ một bình nhỏ.

- Có thể dùng dao cắt thức ăn mềm.

- Có thể cởi nút thắt, cởi thắt lưng, tự kéo khóa.

- Đóng và cởi khuy nút bấm to.

- Có thể tự rửa tay và tắm.

- Khi lau sạch mũi trẻ không khóc.

- Đi vệ sinh - kiểm soát vào ban đêm; có thể cần cha mẹ giúp đỡ việc làm sạch; trẻ tự đi vào phòng tắm một cách độc lập.

48 – 60

- Có thể tự cắt bằng dao.

- Có thể tự xỏ chân vào giày; giày buộc dây.

- Biết mặt trước và mặt sau quần áo.

- Đi vệ sinh - hoàn toàn độc lập.

- Biết đánh răng một cách độc lập.

Làm thể nào để dạy cho con cách tự chăm sóc bản thân:

Các kỹ thuật được trình bày dưới đây có thể được áp dụng để dạy nhiều hoạt động tự chăm sóc bản thân. Quá trình phân tích hoạt động hoặc chia hoạt động thành các bước nhỏ rất quan trọng trong việc dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc.

- Hiểu được các bước cần thiết cho từng kỹ năng

+ Cần phân tích và chia hoạt động thành các bước nhỏ.

+ Ví dụ, "đi giày" gồm một số bước: lấy đôi giày từ trên giá để giày, ngồi trên một chiếc ghế, tháo dây giày, xỏ chân vào giày, và buộc dây giày.

+ Cha mẹ nên xác định cụ thể các bước mà con mình đang gặp khó khăn trong quá trình thực hiện.

- Tạo cơ hội thực hành ở nhà và ở trường

+ Cho phép trẻ quan sát bạn thực hiện các hoạt động tự chăm sóc và đưa cho trẻ đồ dùng để bắt chước các hoạt động này, ngay cả khi lúc đầu con không thực hiện đúng các hoạt động.

+ Nên dạy các hoạt động trong bối cảnh tự nhiên hoặc nơi hoạt động thực sự diễn ra (ví dụ dạy đi giày trong bối cảnh cần ra ngoài đi chơi thật sự, chứ không phải dạy vào lúc chả cần đi đâu cả).

- Bắt chước.

+ Bắt chước là một kỹ năng cơ bản quan trọng. Cha mẹ cần làm mẫu trước hay thể hiện từng bước của hoạt động cho trẻ.

+ Lặp lại các hoạt động và khen ngợi trẻ hàng ngày nếu trẻ cố gắng bắt chước các hành động đó.

- Tạo môi trường phù hợp với trẻ.

+ Mục tiêu của chúng ta là trẻ phải có thói quen hàng ngày và trẻ thực hiện thành công hoạt động tự chăm sóc bản thân. Đôi khi vấn đề không phải là ở khả năng học hỏi các kỹ năng của trẻ, mà do môi trường chưa thuận lợi để trẻ có thể thực hiện kỹ năng tự chăm sóc bản thân.

+ Tạo môi trường phù hợp với trẻ bằng cách sử dụng các công cụ thích hợp và đợi một thời gian cần thiết cho trẻ hoàn thành một hoạt động. Điều này có thể cải thiện khả năng của trẻ trong các hoạt động tự chăm sóc.

+ Ví dụ về tạo môi trường phù hợp: làm giá đỡ vòi nước, sử dụng một chiếc ghế để trẻ với tới bồn rửa, sử dụng giày có khóa dính thay cho y giày buộc dây, hoặc sử dụng một thìa xoay cho các em hay làm đổ thức ăn của mình khi cố gắng đưa thức ăn vào miệng.

- Sử dụng bảng biểu bằng hình ảnh

+ Hầu hết trẻ tự kỷ chú ý hơn đến tín hiệu thị giác hơn là xử lý thông tin bằng lời nói. Sử dụng một bảng biểu cũng giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của thói quen và cấu trúc. Nó cho phép trẻ hiểu những việc trẻ phải làm trong cả ngày và những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

+ Trước khi thực hiện một kế hoạch bằng hình ảnh, bạn phải xem xét những điều sau đây:

• Con bạn có thể nhận ra các vật quen thuộc hoặc hình ảnh của vật không?

• Những đồ vật đó có phù hợp với con bạn hay không?

• Hoạt động yêu thích của trẻ mà bạn có thể sử dụng để tạo động lực cho trẻ sau khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ là gì?

+ Sau đây là các bước trong việc đưa ra một lịch trình bằng hình ảnh (cung cấp hình ảnh):

Bước 1: Chụp ảnh thật của sản phẩm / dụng cụ mà đứa trẻ sử dụng trong các hoạt động tự chăm sóc. Khi chụp ảnh, đặt các dụng cụ đó lên một mặt phẳng cứng. Cố gắng làm cho bức ảnh đẹp, dễ dàng lau sạch, và có độ bền cao.

Bước 2: Viết 1 dòng hướng dẫn bên cạnh hình ảnh. Đảm bảo rằng tất cả người hướng dẫn trẻ đều sử dụng cùng 1 chỉ dẫn cho hoạt động cụ thể.

Bước 3: Dùng khóa dán (velcro) trên mặt sau của các bức tranh.

Bước 4: Dán 2 dải miếng dính trên bảng biểu sao cho đủ chỗ để dính các hình ảnh mô tả các bước. Mỗi dải miếng dính thể hiện "Hoạt động cần làm" hoặc "Hoạt động hoàn thành”.

Bước 5: Đặt bảng biểu ở một vị trí thuận tiện trong tầm mắt của đứa trẻ để trẻ thực hiện các hoạt động. Sử dụng lịch trình như một phần của thói quen cho trẻ.

- Cung cấp hình ảnh theo tình tự các bước.

+ Nếu trẻ thấy khó khăn trong việc nhớ lại các bước của hoạt động, hãy cho trẻ một quy trình thực hiện bằng hình ảnh của mỗi bước trong hoạt động.

+ Đặt hình ảnh trực quan đó tại các nơi diễn ra hoạt động.

- Nhắc nhở và giảm dần trợ giúp

+ Nhắc nhở là một cách để cung cấp cho trẻ thông tin mà trẻ cần để thực hiện hoạt động.

+ Nhắc nhở bằng lời: Chúng ta thường bắt đầu với nhắc nhở bằng lời nói khi đưa ra hướng dẫn để làm theo. Dùng các cụm từ ngắn để hướng dẫn thay vì đặt câu hỏi hoặc dùng câu dài. (Ví dụ "Mặc áo của con vào").

+ Nhắc nhở vị trí: Nhắc nhở để trẻ chọn được vật đặt gần nhất với con, giúp trẻ chọn lựa dàng hơn dụng cụ cần thiết từng hoạt động tự chăm sóc. (Ví dụ như khi trẻ cần phải được mặc quần áo, bạn hỏi "Chúng ta sẽ làm gì tiếp theo?" và đặt một bàn chải đánh răng, một áo sơ mi, và một cái thìa ở phía trước của con. Chiếc áo phải được bố trí gần hơn với trẻ em).

+ Nhắc nhở cử chỉ: Đơn giản là cha mẹ chỉ vào vật mà trẻ cần phải lấy để gợi ý cho con

+ Nhắc nhở bằng thực hành: Tối đa hỗ trợ cho trẻ. Cha mẹ cầm tay trẻ để hướng dẫn trẻ thực hành, hoàn thành nhiệm vụ. Cách hướng dẫn này được áp dụng khi trẻ các hoạt động lần đầu tiên, và dần dần ta phải để cho trẻ tự thực hành.

+ Giảm dần các hướng dẫn để trẻ độc lập hơn trong việc tự thực hành chăm sóc bản thân.

- Hướng dẫn theo bước:

+ Điều quan trọng là cha mẹ phải hiểu rằng mặc dù việc tự chăm sóc có vẻ dễ dàng với chúng ta, nhưng nó thực sự phức tạp và bao gồm nhiều bước đối với trẻ.

+ Hướng dẫn theo bước là phương pháp chia nhỏ các hoạt động thành các bước và giảng dạy từng bước tại từng thời điểm.

+ Một khi bạn xác định các bước của hoạt động chăm sóc, bạn có thể xác định phương pháp Hướng dẫn theo bước chuỗi xuôi hay chuỗi ngược sẽ phù hợp hơn

+ Hướng dẫn theo bước xuôi: dạy trẻ thực hiện bước đầu tiên một cách độc lập trong khi phụ huynh giúp trẻ các bước tiếp theo. Một khi trẻ hoàn thành tốt được 1 bước đầu tiên, cha mẹ yêu cầu để tự làm hai bước đầu tiên, và tiếp tục như vậy. Phương pháp này được áp dụng cho những trẻ em có nhận thức về các bước của nhiệm vụ.

+ Hướng dẫn theo bước ngược, phụ huynh sẽ làm tất cả các bước trừ bước cuối cùng, và trẻ sẽ được yêu cầu tự hoàn thành nốt bước cuối cùng. Một khi các con có thể thực hiện điều này, thì phụ huynh sẽ yêu cầu trẻ hoàn thành hai bước cuối cùng của nhiệm vụ và tiếp tục như vậy. Phương pháp này thường được sử dụng cho những trẻ không quen với toàn bộ công việc, có khả năng chú ý kém hoặc có ít động cơ để hoàn thành công việc.

Nguồn tài liệu:

Technical assistance and training system. Developmentally appropriate practice – Adaptive/Self-help skills; 2010.

Không được phép sử dụng video và các bài viết trên trang a365.vn mà chưa có sự đồng ý từ a365


2. Nhai và nuốt thức ăn

3. Ăn và uống

4. Chải chuốt bản thân

5. Đi vệ sinh

LIÊN HỆ
+84-972 404 794
+84-972 404 794
quyet_0350_bk
quyetdvq
TƯ VẤN KHÓA HỌC