Trang Chủ :: Giao tiếp :: Giao tiếp bằng tranh với trẻ

1. Thông tin chung

2. Dạy trẻ giao tiếp mắt

3. Dạy trẻ hiểu và làm theo hướng dẫn

4. Dạy trẻ biết yêu cầu

5. Dạy trẻ chào hỏi

6. Giao tiếp bằng tranh với trẻ

Clip hướng dẫn giao tiếp bằng tranh với trẻ:

Giới thiệu:

Hầu hết trẻ tự kỷ biểu hiện những hành vi không phù hợp khi chúng không thể thể hiện được các nhu cầu của mình. Mặc dù giao tiếp bằng lời là cách phổ biến nhất để thể hiện các nhu cầu của chúng ta, nhưng một số trẻ có thể cần một phương pháp khác để thể hiện những gì mà trẻ cần hoặc muốn. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc sử dụng các chiến lược giao tiếp tăng cường và thay thế (AAC) như hệ thống giao tiếp thông qua tranh ảnh, sử dụng các cử chỉ, điệu bộ hoặc thậm chí là sử dụng các công nghệ tiên tiến hơn. Thông thường, nên có một chuyên gia trị liệu về ngôn ngữ và lời nói lựa chọn phương pháp phù hợp và dạy trẻ sử dụng một chiến lược giao tiếp tăng cường và thay thế.

Các bước để giao tiếp với trẻ:

Bước 1: Tìm hiểu các sở thích và cách thể hiện của trẻ trong việc thể hiện nhu cầu

  • Cách giao tiếp không phù hợp: sử dụng các hành vi không phù hợp như là la hét, khóc lóc, đánh hoặc ném các đồ vật.
  • Mặc dù các cách giao tiếp trên có thể là những vấn đề về hành vi, chúng ta có thể hướng đến các hành vi này bằng cách thay thế chúng với những cách giao tiếp phù hợp và hiệu quả hơn.
  • Một số trẻ có thể giao tiếp không lời (phi ngôn ngữ) như là chỉ hoặc nhìn theo hướng có đồ vật chúng cần.
  • Bước 2: Tập trung vào các phương pháp giao tiếp không lời

  • Khi dành nhiều thời gian bên con, bạn sẽ thấy trẻ biểu hiện những hành vi cụ thể, như là dấu hiệu cho thấy trẻ muốn hoặc cần gì đó.
  • Một số trẻ sử dụng mắt, nhìn theo hướng có đồ vật và một số trẻ sẽ nắm và kéo tay bạn về hướng có đồ vật.
  • Những hành vi này là phù hợp và bạn có thể sử dụng cách giao tiếp như vậy để dạy trẻ khi muốn yêu cầu một cái gì đó. Bạn có thể nói “Được, mẹ thấy là con đang muốn có cái bánh quy. Con hãy nói “BÁNH QUY” hoặc bạn cũng có thể nói “Mẹ biết là con muốn uống nước. Mẹ nói từ “Nước” trong khi chỉ vào một bức tranh về nước.
  • Bước 3: Hãy nhất quán trong cách bạn phản ứng với các yêu cầu của trẻ

  • Tránh đáp ứng với trẻ khi trẻ có những hành vi giao tiếp không phù hợp. Nếu bạn đưa cho trẻ đồ vật mà trẻ muốn khi trẻ có những hành vi giao tiếp không phù hợp, điều đó sẽ dạy trẻ rằng khóc, la hét hoặc đánh là một cách hiệu quả để có cái trẻ muốn.
  • Nếu trẻ có các kỹ năng bắt chước bằng lời nói và tiếp thu tốt (trẻ có thể hiểu được). “ Mẹ biết là con muốn quả bóng. Con hãy nói lặp lại “Mẹ ơi, con muốn chơi quả bóng”.
  • Nếu trẻ không nói được, bạn hãy chờ đợi cho đến khi trẻ bình tĩnh lại, sau đó khuyến khích trẻ thể hiện cử chỉ đưa lòng bàn tay ra trước khi đưa cho trẻ đồ vật.
  • Đối với trẻ không nói được, bạn cũng có thể giới thiệu cách sử dụng tranh/hình ảnh.
  • Bước 4: Giới thiệu hệ thống giao tiếp thông qua tranh ảnh (PECS)

    *Hãy lưu ý rằng Việc áp dụng PECS cũng nên được thực hiện dưới sự giám sát của một chuyên gia trị liệu về ngôn ngữ có trình độ chuyên môn và có khả năng sửa chỉnh mỗi giai đoạn để đáp ứng các nhu cầu của từng trẻ. Ở đây, chúng tôi sẽ chỉ đưa ra các đề xuất cho giai đoạn 1 của PECS vì ở các giai đoạn nâng cao hơn cần phải có sự hỗ trợ trực tiếp của một chuyên gia trị liệu về ngôn ngữ.

  • Yêu cầu duy nhất để sử dụng PECS là người lớn phải nhận ra được những vật củng cố mạnh nhất cho hành vi của trẻ. Đó là những đồ vật (thức ăn, đồ chơi v.v) mà trẻ thực sự thích hoặc có động lực. Các cha mẹ được khuyến khích để tìm ra những vật củng cố trong nhà mình và xác định được ít nhất 5 thứ mà trẻ rất thích.
  • Các tài liệu cần thiết bao gồm hình ảnh thể hiện cho các vật đó. Cha mẹ có thể sử dụng phần mềm Broadmaker (http://www.mayer-johnson.com/boardmaker-software) hoặc nhiều website miễn phí khác để thu thập các hình ảnh này. Điều quan trọng là phải có sự nhất quán và đơn giản trong chất lượng các tranh ảnh được sử dụng.
  • Giai đoạn 1 của PECS dạy trẻ cách trao tranh để nhận được đồ vật.
  • Chúng tôi thường làm điều này trong một môi trường yên tĩnh, không có các yếu tố có thể gây xao nhãng để nhằm giúp trẻ tập trung vào những vật củng cố mà chúng ta chọn.
  • Vật củng cố được đặt trên bàn, cách xa tầm với của trẻ. Người lớn sẽ sử dụng vật này để trẻ chú ý (ví dụ: đập quả bóng trên bàn, đẩy chiếc ô tô).
  • Một khi trẻ cố gắng để với lấy đồ vật, bạn sẽ ngăn tay trẻ và thay vào đó, gợi ý trẻ lấy bức tranh và đặt nó trong tay bạn. Với PECS, cần có một người nhắc trẻ từ phía sau, để quá trình giảm nhắc và xóa nhắc dễ dàng hơn, giúp trẻ chủ động trong giao tiếp. Đó là lí do bạn thấy có cô giáo phía sau nhắc trẻ.
  • Khi bức tranh đã ở trong tay bạn, ngay lập tức đưa đồ vật cho trẻ.
  • Điều này nên được lặp đi lặp lại trong các tình huống hàng ngày.

  • LIÊN HỆ
    +84-972 404 794
    +84-972 404 794
    quyet_0350_bk
    quyetdvq
    TƯ VẤN KHÓA HỌC