Trang Chủ :: Giao tiếp :: Giao tiếp bằng tranh với trẻ
1. Thông tin chung

Clip hướng dẫn cha mẹ và cán bộ y tế dạy trẻ giao tiếp:

Giới thiệu:

Giao tiếp là kỹ năng hiểu ngôn ngữ và các cử chỉ phi ngôn ngữ, cùng với sự phản hồi lại. Hầu hết trẻ em học cách giao tiếp để tương tác với mọi người xung quanh và để được đáp ứng nhu cầu. Nhu cầu giao tiếp sẽ lớn hơn khi trẻ đến trường, và ở trường, mọi người muốn trẻ biết hát, biết trả lời câu hỏi, biết gọi tên những đồ vật xung quanh. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường để trẻ giao tiếp và cải thiện kỹ năng giao tiếp ở trẻ.

Chức năng của giao tiếp:

Thông thường, trẻ học ngôn ngữ để thực hiện các mục đích chính như:

  1. Để yêu cầu: trẻ muốn lấy một cái gì đó. VD: Trẻ nhìn thấy bánh, nhìn về phía mẹ và nói “Con muốn ăn bánh”
  2. Nhắc lại lời người khác.
  1. Gọi tên đồ vật mà trẻ nhìn thấy quanh mình. VD: Trẻ trông thấy cái bánh và nói “Đây là bánh”
  1. Trả lời câu hỏi: VD: (Mẹ hỏi “Con bao nhiêu tuổi?”) “Con 5 tuổi.”, (Mẹ hỏi “Màu gì đây?”) “Màu đỏ.”
  1. Để từ chối. VD: trẻ đẩy tay người khác hoặc trẻ nói “Con không ăn nữa”
  1. Gây sự chú ý/ khoe. VD: trẻ gọi “mẹ ơi, nhìn này” hoặc trẻ chưa biết nói có thể mang đồ lại khoe mẹ
  1. Tìm kiếm thông tin. VD: “Cái gì đây ạ?”, hoặc với trẻ chưa biết nói, có thể nhìn/chỉ vào vật nào đó, rồi quay sang nhìn mẹ, rồi lại quay lại nhìn vật nhằm thể hiện sự tò mò của mình để mẹ giải thích
  1. Tự trấn an. VD: Một số trẻ hát/lặp lại một số câu nào đó khi trẻ lo lắng hoặc bực dọc

Trẻ cũng sử dụng ngôn ngữ khi chia sẻ cảm xúc (“con bực quá”, “ôi vui quá!”, v.v.), cao hơn kết hợp các mục tiêu giao tiếp trên đây một cách linh hoạt, như tường thuật lại các sự việc xảy ra ở lớp, chơi đóng vai v.v.

Làm thế nào để dạy trẻ giao tiếp phù hợp:

Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, cụ thể và rõ ràng

  • Sử dụng cụm từ ngắn, không sử dụng quá nhiều từ có thể làm trẻ bị rối.
  • Đưa ra 1 hướng dẫn một lần (Ví dụ: “Lấy quả bóngl” hoặc “Cất đồ chơi”).
  • Không hỏi câu hỏi mang tính chất hướng dẫn (Ví dụ: Không nên nói “Tại sao con không cất đồ chơi ”, hãy nói “cất đồ chơi đi ”).
  • Cho trẻ thời gian để phản hồi

    • Cho trẻ ít nhất 10 giây để hiểu lời hướng dẫn của cha mẹ.
    • Nhắc lại câu hỏi liên tục có thể gây rối và làm trẻ khó hiểu, nên đảm bảo là khi con chú ý hẵng đưa ra hướng dẫn, và chờ con

    Đảm bảo con chú ý tới bạn trước khi nói chuyện với con

    • Loại bỏ các yếu tố xao nhãng (con mải chơi với đồ chơi, iPad hoặc xem ti vi) trước khi giao tiếp với con
    • Hình thành giao tiếp mắt với trẻ: ngồi ở tầm của trẻ để trẻ nhìn thấy cử chỉ và giao tiếp mắt với bạn, khi trẻ muốn hoặc yêu cầu một cái gì đó, cha mẹ không nên đáp ứng ngay, hãy đợi đến khi trẻ nhìn bạn để yêu cầu vật đó thì mới đưa cho trẻ

    Hình thành giao tiếp mắt với trẻ

  • Trước khi nói hướng dẫn, hãy nói “Tuấn, nhìn mẹ này”.
  • Cố gắng ngồi ở tầm của trẻ để trẻ nhìn thấy cử chỉ và giao tiếp mắt với bạn.
  • Khi đứa trẻ muốn hoặc yêu cầu một cái gì đó, cha mẹ không nên đáp ứng ngay, hãy đợi đến khi trẻ nhìn bạn khi trẻ yêu cầu vật đó thì mới đưa cho trẻ.
  • Giữ cho âm lượng và giọng nói của bạn nhẹ nhàng

  • Một số trẻ có thể nhạy cảm hơn với âm thanh lớn, và điều này có thể khiến trẻ xao lãng và không hiểu hướng dẫn của bạn.
  • Giữ giọng nói của bạn ở âm lượng và giai điệu vừa phải để trẻ có thể lắng nghe tốt nhất.
  • Tăng động lực cho trẻ giao tiếp bằng cách sử dụng đồ vật, đồ chơi mà trẻ rất thích

  • Sử dụng việc chơi có thể có lợi để khuyến khích trẻ nói.
  • Một đứa trẻ sẽ có thêm động lực để nói ra khi yêu cầu hoặc muốn một quả bóng yêu thích hơn là dùng khối hộp mà trẻ không quan tâm để kích thích trẻ giao tiếp.
  • Bày thức ăn ưa thích của trẻ ra bàn và khuyến khích trẻ nói “ĂN THÊM” cũng có thể giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ phù hợp.
  • Tạo cho con nhiều cơ hội giao tiếp nhất thông qua các hoạt động sinh hoạt hằng ngày

    • Cho con cơ hội thể hiện nhu cầu cơ bản (con muốn uống nước, muốn đi chơi v.v): việc đáp ứng quá đầy đủ nhu cầu ăn uống của con hiện nay khiến con không cần giao tiếp để thể hiện các nhu cầu này.
    • Cho con cơ hội lựa chọn: con được chọn ví dụ như uống nước cam hay uống sữa, ăn cơm bằng bát màu vàng hay màu xanh, v.v. (tùy mức độ hiểu của con mà con chọn bằng cách chỉ tay, hay mẹ hỏi “con thích bát nào”), chọn một đồ chơi trong 2,3 loại đồ chơi, v.v.

    Tránh nói tiêu cực

  • Thay vì nói từ “KHÔNG”, dạy cho trẻ những việc làm thay thế.
  • Nếu bạn không muốn trẻ chạm vào một cái gì đó khác, bạn có thể nói “Hãy xếp hết hình của con đi Thanh”.
  • Thay vì nói “KHÔNG” hoặc la mắng trẻ, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tham gia một hoạt động mà có mục đích hơn.
  • Chia hướng dẫn thành các bước nhỏ và dùng các cụm từ đơn giản

  • Hầu hết trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc hiểu hướng dẫn hoặc câu dài dòng.
  • Sẽ có lợi cho trẻ nếu trẻ có 1 danh sách các việc cần phải làm, khi đó trẻ sẽ biết trước các việc của mình.
  • Ví dụ cho hoạt động Đánh răng: Cha mẹ có thể sử dụng hướng dẫn là một bảng biểu bằng hình ảnh gồm các bước và các dụng cụ cần thiết để giúp trẻ tự đánh răng.
  • Nguồn tài liệu:

  • Supporting Your Child’s Commmunication Skills, Zero to three.
  • Verbal Behavior by B. F. Skinner William James Lectures Harvard University 1948
  • Basic Strategies for Better Communication, www.autism-help.org.

  • 2. Dạy trẻ giao tiếp mắt

    3. Dạy trẻ hiểu và làm theo hướng dẫn

    4. Dạy trẻ biết yêu cầu

    5. Dạy trẻ chào hỏi

    6. Giao tiếp bằng tranh với trẻ

    LIÊN HỆ
    +84-972 404 794
    +84-972 404 794
    quyet_0350_bk
    quyetdvq
    TƯ VẤN KHÓA HỌC