Trang Chủ :: Giao tiếp :: Giao tiếp bằng tranh với trẻ

1. Thông tin chung

2. Dạy trẻ giao tiếp mắt

3. Dạy trẻ hiểu và làm theo hướng dẫn

4. Dạy trẻ biết yêu cầu

Clip hướng dẫn cha mẹ và cán bộ y tế dạy trẻ biết yêu cầu:

Giới thiệu:

Trẻ bắt đầu học giao tiếp khi yêu cầu một thứ gì đó mà trẻ cần hoặc muốn. Cần tạo các cơ hội cho trẻ sử dụng từ ngữ để nói ra các nhu cầu của mình. Cha mẹ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường để khuyến khích trẻ giao tiếp một cách hiệu quả.

Làm thế nào để hướng dẫn trẻ yêu cầu một vật:

Bước 1: Sắp xếp môi trường

  • Đặt các đồ chơi hoặc thức ăn yêu thích của trẻ ở những nơi xa tầm với của trẻ hoặc trong các hộp chứa có nắp đậy chặt – đây chính là lúc trẻ cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ và sẽ phải sử dụng cử chỉ điệu bộ, hình ảnh hoặc các cụm từ đơn giản để giao tiếp với cha mẹ.
  • Bước 2: Xác định sở thích của trẻ

  • Việc xác định những hoạt động, trò chơi, hay thức ăn mà trẻ yêu thích là rất quan trọng. Đây sẽ là những thứ đầu tiên trẻ yêu cầu từ bạn.
  • Lập một danh sách những thứ trẻ thích và sắp đặt những thứ này luôn có sẵn ở trong nhà.
  • Việc dạy cho trẻ các từ ngữ để xác định những thứ trẻ muốn cũng rất quan trọng. Ví dụ, khi trẻ muốn lấy những chiếc kẹo, bạn có thể dạy trẻ nói “ăn kẹo”. Trẻ cũng nên học cách gọi tên các hoạt động thể chất. Ví dụ khi chơi trò xoay vòng quanh với trẻ, bạn có thể nói “xoay vòng nào”. Điều này giúp trẻ xác định được âm thanh nào cần phải bắt chước để có được thứ trẻ muốn.
  • Bước 3: Làm mẫu và luyện tập với trẻ

  • Trẻ cần phải hiểu rằng sử dụng từ ngữ hay cử chỉ là những cách phù hợp để có được những gì trẻ cần hoặc muốn, không nên dùng những hành vi quấy khóc hay đập phá.
  • Nếu trẻ muốn với lấy một thứ gì đó, lập tức đưa ra gợi ý bằng lời cho trẻ, ví dụ nói “bóng” hoặc “con muốn bóng,” tùy thuộc vào khả năng của trẻ. Tùy khả năng của trẻ mà chọn mức độ “ngôn ngữ” bạn yêu cầu từ con. Ví dụ, nếu con chưa nói được mà có thể bắt chước vận động thô, thì có thể làm mẫu xòe bàn tay để con bắt chước xin. Nếu con còn chưa thể bắt chước, thì trực tiếp cầm tay chỉ việc cho con. Dần dần khuyến khích con giao tiếp ở mức độ cao hơn, ví dụ như từ việc xòe bàn tay để xin, lên mức “ạ”, rồi “xin ạ”, rồi “con xin bóng ạ”. Hãy chờ đợi tới khi trẻ giao tiếp mắt với bạn hoặc có cố gắng bắt chước lại âm thanh hay bất kỳ một nỗ lực giao tiếp mà bạn mong muốn, lúc đó bạn hãy đưa vật đó cho trẻ.
  • Khi trẻ đã bắt chước được khoảng 80%, bạn chỉ cần cho trẻ xem một vật mà trẻ muốn, ví dụ như quả bóng, và giữ im lặng chờ đợi cho tới khi trẻ tự nói “bóng” hoặc “con muốn bóng” để khuyến khích con giao tiếp chủ động. Khen ngợi và ôm trẻ khi trẻ tự nói ra yêu cầu hoặc ngay cả khi trẻ chỉ cần cố gắng để bắt chước.
  • Nếu trẻ không thể bắt chước, cha mẹ tiếp tục đưa ra những gợi ý để trẻ tự đưa ra yêu cầu trước khi đưa ngay thứ đó cho trẻ. Điều này sẽ dạy cho trẻ về sự nhất quán và giúp trẻ biết cha mẹ muốn trẻ làm được gì.
  • Nguồn tài liệu:

    Tarbox RSF, Wallace MD, Penrod B, Tarbox J. Effects of Three-Step Prompting on Compliance with Caregiver Requests. J Appl Behav Anal. 2007 Winter; 40(4): 703–706.


    5. Dạy trẻ chào hỏi

    6. Giao tiếp bằng tranh với trẻ

    LIÊN HỆ
    +84-972 404 794
    +84-972 404 794
    quyet_0350_bk
    quyetdvq
    TƯ VẤN KHÓA HỌC